Khủng hoảng truyền thông và những cái chết "oan ức" của doanh nghiệp
Chắc các bạn còn nhớ vụ doanh nghiệp tầm trung chết bởi 1 forum khá nổi tiếng bên lĩnh vực cộng đồng cha mẹ. Trên forum ấy tồn tại 1 bài viết "không tốt" về doanh nghiệp. Đáng buồn thay, giám đốc doanh nghiệp không hề biết về sự tồn tại của bài viết ấy. Phải đến gần 1 năm sau, khi thấy doanh số của công ty ngày càng đi xuống thì giám đốc mới đi tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Lúc đó mới vỡ lỡ ra là 1 bài viết "không tốt" của 1 ai đó trên cộng đồng.
Khi tìm kiếm tên doanh nghiệp trên Google thì bài viết ấy ra luôn top 1 , lên trên cả thứ hạng của web chính của doanh nghiệp. Có lẽ vì bận bịu làm ăn quá mà giám đốc doanh nghiệp cũng chẳng bao giờ lên google hoặc các mạng xã hội để xem có ai đó nói gì về mình không.
Năm 2014, mình có tư vấn truyền thông cho giám đốc trường mầm non Sunrise Kidz - nguyên chủ tịch HĐQT ngân hàng Sài Gòn, chồng cũ của Ca sỹ Thanh Lam. Anh giám đốc là 1 Việt Kiều Mỹ sống ở Mỹ 16 năm và về VN kinh doanh. Anh ấy kể rằng ở Mỹ thì những công ty xử lý truyền thông nhiều như kiến, và song song với đó có cả những công ty "gây ra khủng hoảng truyền thông".
Tất nhiên với tâm thế của 1 người nước ngoài thì khi xảy ra khủng hoảng truyền thông anh ấy rất điềm tĩnh! Chứ không quá sốt ruột hay nóng vội như 1 số CEO của Việt Nam khi lần đầu xảy ra khủng hoảng truyền thông, thậm chí có những giám đốc bấn loạn do chưa gặp bao giờ.
Về những năm sau này, mạng xã hội Facebook phát triển mạnh ở Việt Nam dần thay thế Forum nên những thông tin trái chiều trên mạng xã hội cũng rất dễ gây ra khủng hoảng truyền thông.
Ngoài Forum và Facebook thì những bài viết trên báo điện tử, trang thông tin điện tử cũng là nơi mà các chủ doanh nghiệp nên lưu tâm! Bởi đó là những nơi tiềm ẩn những ngọn lửa âm ỉ và có thể bùng phát khủng hoảng truyền thông bất cứ lúc nào.
2. Những điều cần lưu ý
+ Phát hiện khủng hoảng càng sớm sớm càng tốt để xử lý kịp thời
Để phát hiện khủng hoảng sớm thì các bạn có thể dùng các phần mềm theo dõi tin tức như google alerts hoặc 1 số phần mềm RSS để theo dõi thông tin mới nhất về doanh nghiệp của bạn.
+ Khi phát hiện ra thì cần có quy tắc xử lý khủng hoảng truyền thông
Với những công ty lớn thì có riêng phòng truyền thông PR chuyên nghiệp rồi thì họ sẽ có quy trình xử lý chuyên nghiệp và đương nhiên chủ doanh nghiệp sẽ không cần quá lo lắng khi khủng hoảng xảy ra
Tuy nhiên với những công ty nhỏ và cỡ trung, chưa có 1 bộ phận xử lý chuyên nghiệp thì chủ doanh nghiệp nên tìm kiếm tới những chuyên gia xử lý khủng hoảng truyền thông để được tư vấn và tìm cách xử lý tốt nhất có thể.
Điều quan trọng nhất khi giao tiếp với các chuyên gia là thật thà chia sẻ những thông tin xoay quanh sự vụ! Bởi chỉ khi biết sự thật thì chuyên gia mới có thể giúp bạn tốt nhất.
Trần Hiếu - TranHieu.vn
Post a Comment