Cách đặt tên khi mới bắt đầu xây dựng cộng đồng - Blog Trần Hiếu - Mãi mãi tinh thần phụng sự

Header Ads

Cách đặt tên khi mới bắt đầu xây dựng cộng đồng


Khi bắt đầu xây dựng cộng đồng có lẽ các bạn sẽ luôn trăn trở về cái tên của nó! Rất nhiều bạn có ý định thành lập cộng đồng đã hỏi mình về cách đặt tên cho cộng đồng. Làm thế nào để cái tên ấy mang đúng nghĩa cộng đồng, lan tỏa được giá trị. Đó là điều mà rất nhiều nhà sáng lập cộng đồng băn khoăn.

Thực tế thì có rất nhiều trường phái đặt tên hay là nhiều cách đặt tên. Tuy nhiên ở đây mình chia làm 3 cách đặt tên thông dụng nhất.

1. Tên dạng chung chung liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực.
 Ví dụ: Cộng đồng Khởi Nghiệp Việt Nam , cộng đồng Marketing Việt Nam, Cộng đồng ContentMarketing Việt Nam, cộng đồng may mặc Việt Nam, cộng đồng nội thất Hà Nội.........

Thực tế thì những cái tên dạng này hay được đặt nhất vì nó mang tính cộng đồng khá cao. Tuy nhiên vì cái tên chung nên không được bảo hộ thương hiệu và dễ bị nhầm lẫn với cộng đồng khác. Tức là 1 người khác vẫn có thể lập nên 1 cộng đồng giống tên như của bạn.

Điểm mạnh của cách này là tính cộng đồng cực kỳ cao, nghe tên thôi là đã muốn tham gia rồi, nghe tên thôi là đã biết mình thuộc về cộng đồng đó rồi. Cá nhân mình thích cách đặt tên như thế. Vì thực tế thì cộng đồng vốn dĩ là thuộc sở hữu của cộng đồng nên mình cũng không quá quan tâm đến bảo hộ thương hiệu lắm. Bản chất thì cộng đồng không thuộc sở hữu cá nhân.


2. Tên dạng thương hiệu riêng.
 Ví dụ: cộng đồng Tinh Tế, Cộng đồng VNzoom,

Ưu điểm là cách này dễ dàng bảo hộ thương hiệu về sau .
Nhược điểm: Tên nghe hơi kiểu sở hữu cá nhân nên ban đầu xây dựng sẽ hơi mệt 1 xíu. 1 xíu thôi nhé! chứ sự thực thì vẫn oke

3. Ghép cả 2 cách trên
Ví dụ: Cộng đồng Oto FUN  ghép giữa cộng đồng Ô tô và FUN
           Cộng đồng Isocial ghép giữa Social và I

Ưu điểm: cách này đọc lên vừa riêng vừa chung .
Cách này hay nhưng trong 1 số trường hợp ghép lại quá dài nên tùy cơ mà ứng biến.

Trần Hiếu 





Không có nhận xét nào