Bài 02: Tiềm năng của nghề xây dựng cộng đồng ở Việt Nam
[Bài 02: Tiềm năng của nghề xây dựng cộng đồng ở Việt Nam]
Ngày hôm qua chúng ta đã tìm hiểu về định nghĩa về nghề xây dựng cộng đồng tại Việt Nam ở bài 01. Thực tế nếu gọi đúng và đầy đủ thì phải là Nghề xây dựng và phát triển cộng đồng, bởi xây lên rồi phải phát triển để làm sao cộng đồng tạo ra nhiều giá trị trường tồn cùng năm tháng, làm sao để khi người sáng lập hoặc đội ngũ sáng lập rời đi cộng đồng vẫn hoạt động và liên tục tạo ra giá trị.
Như các bạn đã thấy là nghề này ở Việt Nam còn khá mới lạ, chưa nhiều người biết tới và cũng chưa nhiều người làm, chưa thực sự làm thật sự. Cá nhân mình đã có những năm tháng fulltime nên mình thấu hiểu khá kỹ về nghề này! còn 1 số cộng đồng khác, đa phần các founder - người sáng lập thường chỉ dành 1 quỹ thời gian nhỏ để xây dựng và phát triển cộng đồng nên việc thấu hiểu nghề nghiệp đôi lúc còn lơ mơ, thậm chí chưa dám nhận đó là 1 nghề.
Nghề xây dựng cộng đồng ở Việt Nam còn khá nhiều tiềm năng bởi nó phục vụ nhu cầu của con người: tầng thứ 3 trong tháp Maslow -"Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy" trích trên wikipedia
Mà đã nói tới nhu cầu thì nó là vô biên và số lượng người có nhu cầu cũng sẽ tăng cao, bởi nếu ai đã từng nghiên cứu về tháp Maslow thì các bạn sẽ dễ thấy rằng tầng 1 và tầng 2 sẽ nhanh chóng được đáp ứng ở xã hội hiện đại và đương nhiên nhu cầu sẽ leo lên tầng 3 nhanh chóng!
Đặc biệt với cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam thì nhu cầu đó cực cao vì khởi nghiệp vốn dĩ khá cô đơn. Bản chất của kinh doanh là lội ngược dòng nên thường là bị ngăn cản, ngăn cấm....ít được ủng hộ từ gia đình, người thân...Hơn nữa những người khởi nghiệp làm giàu cũng nhanh chóng vượt qua tầng 1 và tầng 2 :
Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Đặc biệt, tới năm 2020, Việt Nam sẽ chạm mốc 1 triệu doanh nghiệp trong đó 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ , doanh nghiệp khởi nghiệp Gần 1 triệu người cô đơn cơ mà!
Không riêng gì khởi nghiệp mà các cộng đồng khác như cộng đồng phượt, cộng đồng otofun,cộng đồng tinhte( công nghệ).....đã và sẽ mọc lên như nấm để phục vụ tầng thứ 3 của con người.
Và đương nhiên nghề xây dựng và phát triển cộng đồng cũng sẽ dần phát triển và ngày càng chuyên nghiệp hơn!
Tiềm năng nghề này ko hề nhỏ!
(Còn nữa)
Trần Hiếu - sáng lập KNVN
Post a Comment