Cơ hội cho nghề tư vấn Marketing Online (Phần 02)
Sáng nay sau 1 cuộc trò chuyện qua FB chóng vánh với anh Vũ Duy Hưng – PGĐ Truyền hình Thông tấn TTXVN , anh có ngỏ lời mời mình lên văn phòng Số 05 Lý Thường Kiệt để tham quan và có lời mời về làm cố vấn cho TTXVN trong thời gian tới. Sự thực mình cũng chưa lên trên TTXVN nên đi liền. Nói là anh mà anh ấy hơn mình cả chục tuổi, anh em xuống nhâm nhi ly bia cuối tuần và nói chuyện về nghề cố vấn SEO-Marketing Online. Ở bài viết trước mình có nói chuyện về Định nghĩa nghề cố vấn ở Việt Nam (http://goo.gl/rMjVP9 ).
1. Người trẻ cố vấn cho người già
Qua nói chuyện thì được biết, anh Hưng sinh năm 1974.Hồi năm 2010- 2011, mình từng tư vấn trong khối ngành Công nghiệp, từng phải nát óc nghĩ các thuyết phục các CEO già 6x , 7x sử dụng các ứng dụng của CNTT, của Marketing Online vào trong kinh doanh. Tất nhiên thi thoảng gặp được những anh CEO già tý nhưng tầm hiểu biết về công nghệ khá ổn nên mình khá thích làm việc. Lần này lại là 1 lần như thế. Quả thực xếp phó của TTXVN là 1 người khá hiểu biết về công nghệ và tầm quan trọng của những ứng dụng của công nghệ và marketing trong ngành báo chí truyền hình.
Nhắc lại câu chuyện của 2 năm về trước, có 1 lần mình tư vấn cho 1 công ty khá lớn bên khối ngành Điện Lạnh, làm việc với 1 CEO khá già sinh năm 62 bằng tuổi ba mình. Đơn hàng được một người quen giới thiệu sang. Chắc các bạn đang băn khoăn là mình sẽ làm thế nào để nói chuyện với 1 CEO vẫn còn chưa biết Google là gì?
Trước khi đến làm việc mình lên google tìm hiểu khá kỹ về công ty này, nhờ người quen nói qua về người CEO này để dễ bề lo liệu. 1 ngày trước lịch hẹn sang gặp mình ngồi tập duyệt lại cách nói chuyện, cố gắng chuyển thể ngôn ngữ chuyên môn thành ngôn ngữ toàn dân dễ hiểu. Và đương nhiên mình khá thành công ở phi vụ này, đây cũng là đơn hàng đầu tiên, khởi động cho chuỗi ngày lấn sân vào nghề cố vấn SEO-Marketing của mình.
Lời khuyên của mình
+ Không phải bất cứ CEO 6x, 7x là đều kém hiểu biết về công nghệ.
+ Trong nghề cố vấn bạn nên chọn người đứng đầu để làm việc, đừng làm việc với nhân viên( trừ trường hợp đặc biệt). Bởi nghề cố vấn đôi lúc nhân viên không ưa mình lắm đâu.
+ Nếu là đơn hàng đầu tiên của bạn khi bạn mới vào nghề thì bạn nên có sự chuẩn bị trước về nội dung cố vấn. Mọi sự chuẩn bị không bao giờ là thừa cả.
+ Tìm hiểu khách hàng, tìm hiểu người mà bạn sắp cố vấn trước khi đến gặp để nắm chắc phần thắng trong tay.
2. Nghề cố vấn SEO-Marketing ở Việt Nam còn nhiều cơ hội
Quay lại câu chuyện sáng nay cùng sếp phó của TTXVN. Anh có hỏi mình rằng ở Hà Nội có bao nhiêu người làm tư vấn, cố vấn như mình? Thực ra thì ở HN có lẽ có khá ít người xác định theo nghề này, theo mình được biết thì chỉ có khoảng trên dưới 10 người. Nhìn chung nghề tư vấn Marketing Online ở Việt Nam chỉ mới “nhú”.
Khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển ở những giai đoạn đầu. Sau 1 thời gian xây dựng, họ tạm vững chân và khao khát phát triển rực rỡ hơn nữa. Nhưng “chiếc áo mặc đã chật”, cần tái cấu trúc chiến thuật, chiến lược marketing phù hợp với việc internet đang xâm nhập khá nhanh vào các ngành, nhất là ra thị trường quốc tế cần chuyên nghiệp hơn, nhanh nhạy hơn trong việc cập nhật công nghệ, xu hướng, trong khi đa số doanh nghiệp đã “quá tải” cả ở công việc lẫn chất xám. Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho nghề tư vấn Marketing Online phát triển…
Theo nhận định của anh Vũ Duy Hưng – PGĐ Truyền hình Thông tấn TTXVN thì tương lai ngành này sẽ phát triển và doanh nghiệp Việt Nam cũng đang rất cần những chuyên gia cố vấn – ngay cả đơn vị truyền hình nhà nước như đơn vị anh đang quản lý TTXVN cũng đang rất cần. Đó cũng là lý do có cuộc gặp hôm nay với mình. Bàn chuyện tào lao roài, anh dẫn mình đi thăm quan TTXVN. Kết thúc cuộc gặp, anh dẫn mình đi thăm quan TTXVN .
(Trần Hiếu – Cố vấn SEO & Marketing Online)
Post a Comment