Những mô hình khởi nghiệp tại Việt Nam P1 - Blog Trần Hiếu - Mãi mãi tinh thần phụng sự

Header Ads

Những mô hình khởi nghiệp tại Việt Nam P1

Nhóm doanh nhân VIP1 - Cộng đồng Khởi Nghiệp Việt Nam - KNVN.VN

Tuần này, Trần Hiếu nhận sự phân công giảng dạy tại học viện SharkEdu ( Đơn vị trực thuộc công ty cổ phần SharkEdu Việt Nam) với module Tư duy và Mô hình khởi nghiệp tại Việt Nam.

Cả tuần ngồi phân tích và nghiên cứu bài giảng. Trong suốt hơn 5 năm thành lập và phát triển cộng đồng Khởi Nghiệp Việt Nam - KNVN.VN , Trần Hiếu đã có cơ hội tiếp xúc với hàng ngàn doanh nghiệp, hàng ngàn doanh nhân , CEO và giờ là lúc ngồi thống kê lại và phân tích cũng như phân loại các mô hình khởi nghiệp.

Bài viết này, trong chuỗi bài viết về mô hình khởi nghiệp này Trần Hiếu sẽ lần lượt chia sẻ cho bạn đọc gần xa về những mô hình mà Việt Nam đang phát triển nở rộ. Vài năm gần đây, cả nước, cả chính phủ, cả khối tư nhân đều quan tâm đến khởi nghiệp, có lẽ vì thế mà chúng ta cần nhìn nhận rõ để từng bước tiến lên...sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ từng mong muốn.

Việc phân loại mô hình khởi nghiệp sẽ giúp cho mỗi người khởi nghiệp hoặc sắp khởi nghiệp tìm thấy mô hình phù hợp để theo đuổi. Điều quan trọng nhất khi chọn 1 mô hình không phải là kiếm được bao nhiêu tiền mà là tìm được 1 mô hình phù hợp với kỳ vọng của bản thân.

1. Small Bussiness StartUp  - Khởi nghiệp để nuôi sống gia đình 

Có lẽ ở Việt Nam thì đây là mô hình đông đảo nhất, điển hình cho mô hình này chính là đâu đó hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam. Nhu cầu nuôi sống bản thân và gia đình là nhu cầu tất yếu của rất rất nhiều người tại Việt Nam. Đó có thể là 1 quán cafe, 1 quán phở, 1 tiệm tóc, 1 tiệm nail hay đơn giản là 1 cửa hàng tạp hóa , 1 tiệm trà đá.......

Ở mô hình này thì người sáng lập và những thành viên trong gia đình chính là nhân viên của dự án. Mô hình này đòi hỏi người sáng lập phải làm việc quanh năm ngày tháng, thường là lãi ít, thậm chí rất ít. Mô hình kinh doanh này không tập trung vào việc mở rộng mà chỉ tập trung vào mục đích chính là "nuôi sống bản thân và gia đình". Nguồn vốn thường là do tiền tiết kiệm cá nhân, tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng nhà sáng lập hoặc vay họ hàng người thân....Những nhà sáng lập theo mô hình này thường sống 1 cuộc đời thầm lặng, không trở thành triệu phú , không xuất hiện trên báo chí. Tuy nhiên số lượng nhà sáng lập theo mô hình này lại đông đảo nhất và tinh thần khởi nghiệp của họ thuộc top nhiệt huyết nhất, họ có thể "cày cuốc" ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, không biết mệt mỏi, đơn giản là vì miếng cơm manh áo để nuôi sống chính họ và gia đình họ.

Hộ kinh doanh cá thể và những công ty nhỏ, siêu nhỏ không tập trung vào việc mở rộng mà chỉ tập trung vào việc nuôi sống gia đình là những đại diện cho mô hình này. Nếu bạn mới lấy vợ, cần nuôi sống vợ con hoặc nuôi sống bố mẹ, người thân....thì đây là mô hình đúng đắn để bạn lựa chọn. 


2. Passion Startups - Khởi nghiệp để thỏa mãn đam mê 

Vài năm trở lại đây, khi youtube phát triển, chúng ta thấy rất nhiều bạn trẻ bỏ việc, cầm máy quay đi du lịch khắp 63 tỉnh thành như Youtuber Khoai Lang Thang, thậm chí đi cả nước ngoài như Youtuber Khoa Pug....và vô số những Youtuber khác... Và sắp tới có thể là Youtuber Trần Hiếu chẳng hạn....

Đây là những ví dụ điển hình cho mô hình khởi nghiệp Lifestyle Startups Khởi nghiệp để thỏa mãn đam mê . Những người theo đuổi mô hình này đơn giản là họ khởi nghiệp vì đam mê và thú vui cá nhân, vừa khởi nghiệp vừa hưởng thụ. Cụ thể ở đây là vừa đi du lịch, vừa kiếm tiền, vừa hưởng thụ những ngày tháng vui vẻ, trải nghiệm thú vị.....Họ tập trung vào việc phục vụ sở thích hơn là làm giàu. Tất nhiên 1 số rất ít những người khởi nghiệp theo mô hình này vẫn trở nên giàu có...

Nếu bạn kỳ vọng vào 1 cuộc sống thú vị với đầy ắp những trải nghiệm thì mô hình Passion Startups là 1 lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
(Còn nữa - đón đọc trên TranHieu.vn) 

Không có nhận xét nào