Phần 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH DOANH CHO TIỆM LẪU TẠI TP HCM - Blog Trần Hiếu - Mãi mãi tinh thần phụng sự

Header Ads

Phần 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH DOANH CHO TIỆM LẪU TẠI TP HCM

Trong phần này, mình sẽ áp dụng Business Model Canvas để lập mô hình kinh doanh cho một tiệm lẫu ở TP HCM. Đòi hỏi: phải có tính đột phá sáng tạo khi tiệm ăn đã tràn ngập TP.
Mô hình này mình dựa trên hoạt động truyền thống của tiệm ăn, nhưng có 2 điểm khác:
- Sử dụng công nghệ
- Đầu tư mạnh vào marketing thay vì ngồi chờ khách tự đến.




1. Xác Định Khách Hàng:

Mình chọn tấn công vào nhân viên văn phòng vì các đặc điểm sau:
- Độ tuổi trẻ, từ 25 tới 35, nên có nhu cầu ăn uống và giải trí cao.
- Có thu nhập ổn định
- Có smartphone có internet
- Có thanh toán thẻ hoặc thanh toán tiền mặt
- Nhu cầu ăn lẫu cùng đồng nghiệp
- Nhu cầu ăn trưa hàng ngày

2. Giá Trị: 

Mặc dù là tiệm lẫu nhưng mình vẫn có các món ăn khác. Mình muốn tiệm ăn của mình sẽ đem tới cho nhân viên văn phòng:
- Đồ ăn tươi, ngon, bổ, và rẻ
- Không phải chờ đợi lâu: cần đặt bàn là có, cần cơm hộp là sẳn sàng.
- Thay đổi khẩu vị liên tục
- Cần không gian cho xã giao với đồng nghiệp và đối tác kinh doanh

3. Kênh Truyền Tải: 

Tiệm của mình có mobile app trên cả Android lẫn iPhone. App này cho phép khách hành dùng email hoặc số điện thoại để login. Chức năng của app:
- Cho đặt bàn thời gian thực: Ở tiệm, camera an ninh sẽ được biến thành một computer vision để ra 2 kết quả: bàn nào trống và bàn nào sẽ trống sau bao lâu. App cập nhật và cho khách hàng xem bản đồ vị trí bàn.
- Cho gọi món và thanh toán tiền trên app: đặt trước khi đến ăn hoặc đặt đem về (togo).
Ngoài ra, tiệm sẽ làm marketing: email hoặc nhắn tin thông qua mobile app, tiếp cận doanh nghiệp.

4. Quan Hệ Khách Hàng: 

- Tại quán ăn: khách vãn lai hoặc khách thường xuyên, đều có tương tác trực tiếp với nhân viên.
- Trên mobile app: tương tác tự động. Số người dùng app sẽ trở thành cơ sở dữ liệu khách hàng, cho tiệm mình biết món ăn phổ biến, giờ thường xuyên đặt bàn hoặc gọi togo.

5. Doanh Thu: 

Mình tập trung vào 2 mảng: ăn tại chỗ và cơm trưa văn phòng nên có 2 hình thức tính tiền:
- Tính tiền cho từng món ăn
- Đặt cơm hàng tháng cho văn phòng

6. Hoạt Động Cốt Lõi: 

- Việc đầu tiên là đa dạng hoá menu. Để làm việc này mình cần 2 hoạt động: 1. Thường xuyên hỏi ý kiến khách hàng qua mobile app khẩu vị và nhu cầu. 2. Thử nghiệm các món mới ngoài menu hàng tuần.
- Xây dựng và phát triển mobile app cũng như công nghệ computer vision và machine learning để phân tích và dự đoán hành vi khách hàng.
- Quản lý tài chính
- Marketing: online như quảng cáo Facebook, có đội viết review món ăn và tiệm, email và phone khách hàng qua mobile app. Offline như hợp tác với các doanh nghiệp, phát giấy ở cây xăng và siêu thị.
- Cải tiến quy trình nấu ăn để tăng tốc độ. Tập huấn cho nhân viên phục vụ để có đội ngũ nhân viên chất lượng cao.

7. Tài Nguyên Cốt Lõi: 

- Tài nguyên con người đóng vai trò quan trọng nhất: mình cần lập trình viên, đầu bếp, nhân viên đuược tập huấn thường xuyên. Nếu không muốn tốn chi phí cho công nghệ, mình có thể thuê công ty công nghệ làm mobile app và computer vision cho mình.
- Đầu tư vào không gian tiệm ăn để phục vụ nhân viên văn phòng. Có phòng ăn cho các nhóm kinh doanh khi cần.
- Nguồn thực phẩm tươi và phòng đông lạnh

8. Đối Tác Cốt Lõi: 

- Nếu không muốn thuê lập trình viên, mình outsource mobile app cho công ty công nghệ.
- Xác định các điểm cung cấp thực phẩm sạch có kiểm chứng và có uy tín trước.
- Nếu tự làm nước uống thì mình quay lại ý trên là nguồn nguyên liệu, còn không thì mua từ công ty nước giải khát.
- Vì khách hàng là nhân viên văn phòng nên mình liên kết chặt với doanh nghiệp và khu công nghiệp. Điều này đòi hỏi marketing mạnh.

9. Chi Phí: 

- Chi phí cố định như: lương nhân viên, nguyên liệu, thuê mặt bằng, điện nước.
- Đầu tư phát triển công nghệ song song.
- Cần shipper để đem cơm hộp tới văn phòng


Nếu thấy hay các bạn cho ý kiến để mình viết tiếp các phần sau liên quan đến business model nữa nhé.

Trần Lê Huy Vũ - thành viên khởi nghiệp Việt Nam

Không có nhận xét nào