3 tấm gương sinh viên khởi nghiệp thành công chỉ với 0 đồng - Blog Trần Hiếu - Mãi mãi tinh thần phụng sự

Header Ads

3 tấm gương sinh viên khởi nghiệp thành công chỉ với 0 đồng

Họ đều xuất thân từ 2 bàn tay trắng, với tuổi đời còn rất trẻ, nhưng với khát khao làm giàu mãnh liệt và 1 niềm đam mê , kiên trì bền bỉ theo đuổi tới cùng , họ đã gặt hái được nhiều thành công. Họ xứng đáng những tấm gương xuất sắc, điển hình cho các thanh niên ôm ốp hoài bão lập nghiệp noi theo !

1/Chàng trai cử nhân ngân hàng, IELTS 7.0 đi bán bánh mì
Đinh Văn Cường ( SN 1987, Hà Tĩnh ), tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, điểm IELTS 7.0. Với lợi thế như vậy, Cường hoàn toàn có đủ khả năng để xin vào những vị trí có thu nhập tốt liên quan tới tài chính – ngân hàng. Nhưng anh chàng 26 tuổi này lại có quyết định gấy sốc cho mọi người xung quanh khi chọn đi bán bánh mì.
Vì vừa ập vào nghiệp kinh doanh nên Cường không chủ động được về vốn. Cậu phải vay mượn và gom góp tiền tiết kiệm, cùng chị gái và người bạn chung vốn khoảng 50 triệu mở bốt bánh mì đầu tiên bán tại Trương Định . Sau 2 năm hoạt động, tính đến nay, tiệm bánh khá đông khách, được nhiều người ủng hộ vì chất lượng, giá cả hợp lý. Quán thậm chí còn đón tới 400_ 500 lượt khách vào những ngày cao điểm.
 Hiện tiệm bánh mì với logo thương hiệu hình chú dế mèn ngộ nghĩnh của cậu chủ Đinh Văn Cường định vị tại phố Nam Đồng ( Đống Đa, HN). Cường luôn chú trọng tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và khát vọng mở rộng, phát triển thương hiệu hiệu thành chuỗi cửa hàng. Bên cạnh đó, Cường cũng là người luôn tích cực hoạt động từ thiện, giúp đỡ trẻ em vùng cao. Chàng trai trẻ hi vọng sẽ sớm thành công đồng thời có nhiều cơ hội thực hiện nhiều chuyến thiện nguyện vì trẻ em vùng cao hơn nữa.

2/ 2 chàng giám đốc khởi nghiệp từ 0 đồng
Trần Minh Thắng tốt nghiệp Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, chuyên nghành CNTT năm 2009. Sau 1 năm làm quản lý kinh doanh cho công ty thiết kế web, Thắng gặp cậu em kém 3 tuổi là Nguyễn Anh Tú, lúc này đang là lập trình viên. Nhận thấy có nhiều điểm chung, Thắng và Tú quyết định nghỉ việc ở công ty cũ, quyết tâm lập nghiệp. Lúc này, Thắng 24 tuổi và Tú 21 tuổi.
2 người lập nhóm sản xuất website với số vốn 0 đồng. Khách hàng đầu tiên có được nhờ mối quan hệ  xây dựng được lúc Thắng làm việc ở công ty cũ. 10 triệu đồng thu được từ website thiết đầu tiên  đó được đầu tư hết để thuê phòng làm việc, mua bàn ghế, nối mạng…..Hồi đầu mới thành lập, lúc năm 2010, công ty mới chỉ có 5 nhân viên, 1 năm chỉ làm được 20-30 website/ năm. Nhưng tới năm 2012-2013, lượng nhân sự đã tăng gấp 7 lần và gần 700 đơn hàng trên cả nước.
Việc thiết kế web thường tốn rất nhiều chi phí, nên công ty của Thắng và Tú hướng tới việc cung cấp website giá rẻ, tầm từ 2, 5 đến 3 triệu đồng. Đây  là hướng đi chủ đạo, và cũng đã mang lại nhiều thành công cho công ty bởi đối tượng khách hàng ở thị trường này  rất dồi dào.
Minh Thắng chia sẻ bí quyết thành công : “ anh em mình từng cùng nhau khởi nghiệp từ lúc chẳng có gì. Các dự án dù chỉ có 30% thành công mình cũng sẵn sàng làm liều. Thất bại thì làm lại, chưa thành công là chưa tới đích “. Chính sự quyết tâm theo đuổi tới cùng, không ngần ngại thất bại đó đã đưa công ty của 2 chàng trai trẻ có được thành công như ngày hôm nay.


3/ Cử nhân bằng giỏi từ chối làm giảng viên, đi bán bút tre
Anh Nguyễn Duy Thắng sinh năm 1984 ở xóm Chiêu, Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội.  Anh sinh ra trong 1 gia đình nông dân nghèo tới nỗi Thắng phải dùng lá chuối làm giấy nháp, bút tự chế bằng lõi bút bi và vỏ tre làm hành trang đến trường.
Cũng vì nghèo, mà dù 3 lần đỗ đại học, Thắng đều vắng mặt trong buổi tựu trường. Tuy nhiên, nhờ nghị lực vượt khó, làm thêm đóng tiền học phí nên anh vẫn tốt nghiệp loại xuất sắc nghành thiết kế đồ họa ( viện đại học mở Hà Nội ). Với thành tích như vậy, anh còn được nhà trường đề nghị giữ lại làm giảng viên.
Nhưng với khát vọng làm giàu mãnh liệt, Duy Thắng đã có 1 quyết định táo bạo, kinh doanh  bằng việc đi bán bút tre nghệ thuật. Anh đi khắp nơi để giới thiệu sản phẩm, từ Thanh Hóa, Nghệ An cho đến Bình Thuận, Vũng Tàu… và lấy tiền bán sản phẩm cho cuộc hành trình tiếp theo. Đến năm 2012,Thắng trở về làng và gây dựng sự nghiệp lại từ đầu.  Anh thuê 5 công nhân, hướng dẫn họ làm bút tre để sản xuất với số lượng lớn và giao hàng cho các cửa hàng mà anh đã liên hệ trong nước
Cho tới nay, số công nhân đã lên đến 20 người và phụ trách giao sản phẩm bút tre cho hơn 200 cửa hàng. Đầu năm 2014, Nguyễn Duy Thắng thành lập công ty TNHH TM Dinet, đạt doanh thu hàng năm lên gần 1 tỷ đồng.

Lập nghiệp dù muôn vàn khó khăn, nhưng không phải là không thể ! Chỉ cần 1 ý tưởng táo bạo, 1 kế hoạch rõ rang và  quyết tâm theo đuổi đến cùng, chắc chắn sẽ thành công !

Nguồn: internet

Không có nhận xét nào