LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ QUẢN LÝ BÁN HÀNG XUẤT SẮC?
Người quản lý bán hàng xuất sắc là người hoàn thành tốt vai trò trở thành cầu nối gắn kết giữa nhân viên với công việc và doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng số lượng nhân viên thiết lập được mối quan hệ gắn kết với công việc chưa chiếm tới ⅓ số người đi làm. Nhân viên chưa thực sự hòa nhập và muốn cống hiến cho nơi mình làm việc. Nhiều người đi làm trong trạng thái thờ ơ, thiếu sức sống, chủ yếu là làm cho xong việc. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Bạn là một nhà quản lý bán hàng, vậy bạn sẽ phải làm gì để quản lý hiệu quả và tạo sự gắn kết giữa các nhân viên để nâng cao năng lực tổng thể của doanh nghiệp?
Làm thế nào để trở thành nhà quản lý bán hàng xuất sắc?
1. BIẾT CÁCH “XOAY RƠM THÀNH VÀNG”David Lewis, Chủ tịch kiêm CEO của Operations Inc, một công ty chuyên cung ứng và tư vấn nhân lực cho biết: “Các đại diện bán hàng, những người quản lý tốt nhất thường thành công nhất trong việc bán hàng. Chúng không thể thực thi dễ dàng. Nhưng họ hiểu trò chơi. Họ có thể lập kế hoạch. Họ có tổ chức. Họ có chiến lược.”
Người quản lý hàng đầu là người hiểu được mùi vị của sự thất bại và từ đó họ cũng học được cách “xoay rơm thành vàng”. Họ hiểu và có thể lên kế hoạch và sách lược chính xác cho mỗi vấn đề. Người quản lý có khả năng giúp đỡ người khác, giúp nhân viên vượt qua mọi chướng ngại vật và giành chiến thắng thông qua sự kiên trì.
2. CHỦ ĐỘNG TRONG CÔNG VIỆCĐể quản lý tốt đội ngũ bán hàng và tạo ra giá trị cho khách hàng, hãy cho họ thấy cách bạn làm điều đó. Nếu bạn muốn nhân viên kiên trì hãy làm gương cho họ, để họ thấy bạn kiên trì như thế nào. Nếu bạn muốn nhân viên phát triển bản thân thì hãy cho họ thấy cách bạn phát triển bản thân mình. Muốn nhân viên tốt hãy để họ thấy mình tốt và mong muốn trở nên chuyên nghiệp như mình. Không chỉ vậy, bạn cần phải duy trì thái độ tích cực và chủ động tiếp cận nhân viên, tạo ra tình huống để thúc đẩy môi trường làm việc năng động, cạnh tranh lành mạnh. Các nhà quản lý phải liên tục làm việc để trở thành nhà quản lý tốt hơn.
Làm thế nào để trở thành nhà quản lý bán hàng xuất sắc?
3. QUAN TÂM ĐẾN NHÂN VIÊNThách thức của quản lý bán hàng là thời gian dành cho đội ngũ nhân viên của mình. Công ty có những yêu cầu rõ ràng về kết quả công việc như báo cáo, thông tin, cuộc họp,.. để đánh giá hoạt động của đội ngũ kinh doanh. Bởi vậy, hãy đầu tư thời gian vào đội ngũ của bạn. Hoàn thành yêu cầu của công việc hiệu quả nhưng đừng quên trước tiên hãy đặt nhu cầu của nhân viên lên trên hết.
Nhân viên làm việc ngoài lý do vì tiền lương thì họ cũng đi làm vì một lý do quan trọng khác: muốn thể hiện bản thân, muốn đóng góp cho công ty, muốn làm việc cùng những người mình tôn trọng, kính nể,… Đó là lý do vì sao bạn nên dành cho họ những lời khen ngợi, những sự quan tâm, hỏi han xem liệu họ có gặp khó khăn hay cần sự giúp đỡ hay không. Những điều dù nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều đối với nhân viên so với những cuộc họp và đánh giá công việc.
Nhân viên sẽ chỉ quan tâm đến doanh nghiệp khi biết rằng họ đang được bạn quan tâm. Và một trong những cách tốt nhất để thể hiện điều đó là để nhân viên biết rằng họ có niềm tin vào doanh nghiệp của mình cũng như chính tương lai của họ.
4. ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN AM HIỂU SẢN PHẨMCó thể bạn nghĩ rằng mình không cần đào tạo liên tục bằng cách thuê nhân viên bán hàng có kinh nghiệm. Điều này hoàn toàn sai. Tất cả nhân viên bán hàng được hưởng lợi từ việc thu nhận ý tưởng mới, kỹ năng mới và có nền tảng về nguyên tắc bán hàng chuyên nghiệp hơn nữa. Vì vậy, đừng bao giờ ngừng đào tạo.
Không phải ai bắt đầu cũng có kỹ năng bán hàng tốt. Hãy đào tạo kỹ năng bán hàng cho những nhân viên mới hoặc những người cần sự giúp đỡ.
5. KHẢ NĂNG GIAO TIẾP LÀ CỰC KỲ QUAN TRỌNGLàm thế nào để trở thành nhà quản lý bán hàng xuất sắc?
Việc giao tiếp hiệu quả sẽ giúp mọi người kết nối với nhau. Nhà quản lý giỏi nên tập trung vào việc tạo ra sự hiểu biết thực tế, có chính sách mở với các nhân viên của bạn và thường xuyên nói chuyện với họ về con người, chính sách, và các quá trình có thể tạo ra rào cản cho sự thành công của họ.
6. CẨN THẬN TRONG VIỆC TUYỂN NGƯỜI VÀ DÙNG NGƯỜIỞ vị trí quản lý bạn phải học được cách nhận định một nhân viên xem họ có thực sự phù hợp với công việc hay không, nhân viên nào sẽ phù hợp hơn để tư vấn với khách hàng nào. Nếu bạn cảm thấy ai gặp khó khăn, hãy nói chuyện với họ và thảo luận với họ để tìm vị trí khác phù hợp hơn với người đó. Việc để một ai đó làm việc ở vị trí mà họ không thể làm tốt chính là làm cho doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng không tốt.
7. QUẢN LÝ CHỈ ĐÓNG VAI TRÒ CHỈ HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊNNếu bạn đang trong vai trò quản lý bán hàng thì bạn có thể đã từng là một nhân viên sales xuất sắc, thậm chí chốt được những giao dịch lớn. Nhưng nên nhớ đừng nên quá tham lam, ôm đồm công việc. Có thể bạn sẽ cần giúp đỡ nhân viên trong một số giao dịch nhất định chứ không ôm lấy tất cả.
Một vai trò quan trọng của nhà quản lý là phát triển năng lực và xây dựng nên một đội ngũ làm việc độc lập, nếu nhân viên luôn tìm đến bạn để tìm giải pháp thì bạn sẽ không thể thành công. Vai trò của nhà lãnh đạo là tạo nên một đội ngũ có thể thành công trong công việc của mình mà không cần sự giúp đỡ. Hãy nhớ rằng: mỗi nhân viên đều đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra thành công cho công ty và việc có những nhà quản lý giỏi có thể giúp tăng sự thành công này.
Người quản lý nên tập trung hơn vào việc tư vấn và hướng dẫn cho các nhân viên, giúp họ củng cố sự tự tin. Nhân viên có thể sẽ cần bạn giúp đỡ, nhưng hãy giúp họ có đủ năng lực để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định hợp lý thay vì giải quyết hộ họ.
Làm thế nào để trở thành nhà quản lý bán hàng xuất sắc?
8. TẬP TRUNG NHIỀU VÀO HIỆU SUẤT HƠN LÀ HOẠT ĐỘNGNhiều người cho rằng cứ làm việc càng nhiều sẽ dẫn đến kết quả càng tốt. Tuy nhiên, đối với những hoạt động kém hiệu quả nhiều khi nguyên nhân là do hiệu suất thấp và không tự tin. Bởi vậy, hãy tập trung vào giải quyết vấn đề hiệu suất và cân bằng nó với các hoạt động khác.
9. BẢO VỆ NHÂN VIÊNNhiều doanh nghiệp thường gây khó khăn cho nhân viên để tạo áp lực trong việc đạt được thành công. Doanh nghiệp có nhiều ý định tốt nhưng thường không nhận ra những tác động từ quyết định của mình. Vì vậy, trên cương vị của người quản lý bạn phải đứng lên và bảo vệ cho nhân viên của mình khi cần. Tuy nhiên, khi quyết định đã được thực hiện, bạn phải ủng hộ và giúp đỡ nhân viên khi cần thiết.
10. NHỚ LẠI NHỮNG BÀI HỌC CỦA BẠNHãy nhớ lại những bài học mà bạn đã đúc kết được từ người quản lý bán hàng giỏi nhất của mình. Họ đã làm gì để giúp bạn thành công và phát triển được như hiện tại? Điều gì khiến họ trở nên đặc biệt trong mắt người khác? Hãy nhớ lại tất cả điều đó, thậm chí bạn cũng có thể học hỏi được từ người quản lý tệ nhất của mình. Điều gì họ làm khiến bạn khó chịu và không thoải mái? Cơ hội đã áp dụng những bài học của bạn đã đến.
Nguồn: quản trị phân phối
Post a Comment