CÂU CHUYỆN THỪA KẾ VÀ BÀI HỌC CHỈ LÀM TỐT NHỮNG VIỆC MÌNH ĐƯỢC GIAO - Blog Trần Hiếu - Mãi mãi tinh thần phụng sự

Header Ads

CÂU CHUYỆN THỪA KẾ VÀ BÀI HỌC CHỈ LÀM TỐT NHỮNG VIỆC MÌNH ĐƯỢC GIAO




Một người nông dân đã già và ông muốn giao trang trại của mình cho một trong hai người con trai. Một ngày kia, ông gọi hai con trai đến và nói:
- Cha sẽ giao trang trại cho thằng út.
Người con cả nổi giận:
- Cha à, cha đang nói gì thế? Tại sao lại có thể như vậy?
Người cha trầm ngâm suy nghĩ một lúc và bảo:
- Đươc rồi. Vậy con hãy làm cho cha chút việc. Trang trại chúng ta đang cần mua một số bò. Con có thể đến trang trại của Cibi và xem liệu anh ta có con bò nào để bán không nhé?
Chàng cả đi ra và nhanh chóng quay trở lại báo cáo:
- Thưa cha, Cibi đang có 6 con bò muốn bán.
Người cha cảm ơn con trai cả về công việc. Sau đó ông quay sang con út và nói:
- Con hãy làm giúp cha chút việc. Trang trại chúng ta đang cần mua một số bò. Con có thể đến trang trại của Cibi va xem liệu anh ta có con bò nào để bán không nhé?
Người con út đi làm công việc được giao, chỉ một lát sau, anh ta quay lại và nói:
- Thưa cha, Cibi có 6 con bò để bán. Mỗi con có giá 2.000 rúp. Nếu chúng ta có thể cân nhắc việc mua nhiều hơn 6 con, Cibi nói anh ta sẵn sàng giảm cho chúng ta 100 rúp mỗi con. Cibi cũng nói sang tuần trang trại họ sẽ nhập thêm về giống bò đặc biệt. Nếu không vội thì chúng ta có thể chờ ạ. Tuy nhiên, nếu mình cần bò gấp thì trang trại của Cibi có thể giao bò vào ngày mai, thưa cha.
Người cha cảm ơn con trai út và quay sang con cả:
- Đó chính là lý do tại sao em trai con được tiếp quản trang trại.
Hầu hết mọi người chỉ làm những gì mình được yêu cầu, theo yêu cầu tối thiểu. Họ luôn cần những chỉ dẫn cụ thể trong hầu hết mọi thứ.
Trái lại, những người dễ trở nên thành công thì thường quan tâm đến những khía cạnh tốt của một vấn đề. Họ không cần người giám sát hay quản lý trong mọi việc. Họ không chỉ làm công việc, họ làm đúng và hoàn thành đầy đủ. Họ cũng gây ảnh hưởng đến cách giải quyết công việc và dự án. Quan trọng hơn, những người "dẫn lối" thành công đó thường tiếp cận nhiều người, đặt nhiều câu hỏi, xin lời khuyên, đề nghị giúp đỡ, và thuyết trình các ý tưởng.
Trong cuộc sống, thành công luôn đòi hỏi sự chủ động, "sống là không chờ đợi". Điều đó có nghĩa bạn nên tấn công chứ không phải phòng thủ. Bạn cần chủ động chứ không phải bị động.
Trong mỗi một tổ chức, vẫn có một số ít nhân viên khó có thể thay thế. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều giống người con cả trong câu chuyện. Hầu hết mọi người đều dễ dàng bị thay thế. Hầu hết mọi người đều thụ động và phản ứng kém. Họ luôn đòi hỏi những chỉ dẫn cụ thể, luôn cần được quan tâm giám sát trong tất cả mọi thứ.
Người người đi đầu luôn phải chịu rủi ro ở mức độ nào đó. Khi bạn chấp nhận đặt mình trước đầu sóng ngọn gió thì bạn cũng có nguy cơ phải chịu thất bại. Ngược lại, chỉ làm những gì bạn được giao sẽ không phải chịu bất kỳ nguy hiểm hay trách nhiệm gì cả. Tuy nhiên, hãy mạnh mẽ và tự tin thành người dẫn đường, bạn hoàn toàn có thể làm được. Bởi: cuộc sống chẳng bao giờ chờ đợi ai cả.


Nguồn: Cafebiz

Không có nhận xét nào