THUYẾT “3 ẢI” TRONG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP - Blog Trần Hiếu - Mãi mãi tinh thần phụng sự

Header Ads

THUYẾT “3 ẢI” TRONG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Khởi nghiệp là quá trình tích tiểu thành đại, phát triển theo trình tự. Du Vĩnh Phúc- CEO của UC Mobile cho rằng, trên con đừng sự nghiệp, doanh nghiệp cần vượt qua 3 cửa ải gồm sản phẩm, thị trường và quản lý, phải vượt qua lần lượt từng ải một, không có đường tắt.


1. CỬA ẢI SẢN PHẨM
Có thể tạo ra sản phẩm tốt hay không, gần như là chìa khoá sống còn của mỗi công ty. Trên thực tế, đa số công ty đều không lo làm sản phẩm, vì đa số các công ty đều được sáng lập ra vì bản thân chúng đã có sản phẩm.
Tình huống thường gặp nhất là sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thị trường, hoặc sản phẩm chỉ ở trạng thái khả thi trong phòng thí nghiệm chứ chưa có tính ứng dụng ngoài thị trường.Thai nghén ra một sản phẩm tốt, đây là cửa ải đầu tiên cần phải vượt qua khi khởi nghiệp.
Doanh nghiệp trong quá trình từ sáng lập, tổ chức cho đến sản xuất, làm tốt khâu lên kế hoạch sơ bộ và xác định phương hướng đối với sự phát triển của công ty là rất quan trọng. Trong đó lựa chọn và sáng tạo sản phẩm sẽ quan trọng hơn.
Sản phẩm nghiên cứu phất triển đầu tiên cần phải đơn giản:
Nền tảng cơ bản là giải quyết một nhu cầu bức thiết nhất của khách hàng, không thể chu toàn hết các nhu cầu khác được ngay từ đầu. Một bác sĩ mà bệnh gì cũng chữa trị được chưa chắc đã giỏi bằng bác sĩ chỉ chuyên sâu vào trị một bệnh nào đó.
Sau đó phải trải qua các giai đoạn như: dùng thử sản phẩm, làm thị trường mẫu, sao chép lại thị trường, tăng giá trị kinh doanh, tung sản phẩm ra thị trường, dịch vụ ưu đãi. Trong quá trình này cần liên tục điều chỉnh kế hoạch, cùng với việc khiến cho sản phẩm ngày càng hoàn thiện cũng là quá trình đáp ứng được nhu cầu thị trường ở mức độ cao nhất có thể.
Nhà sáng lập trước hết phải quan tâm đến sản phẩm rồi mới quan tâm đến kinh doanh, không nên đảo lộn gốc ngọn cho nhau. Sản phẩm là đạo, kinh doanh là thuật. Khi chúng ta cứ mãi bận tâm với việc quảng bá sản phẩm không được thông suốt, chi bằng chúng ta hãy tĩnh tâm xem xét cẩn thận sản phẩm của mình:
> Chúng ta đem lại giá trị gì cho khách hàng?
> Ai khi nào không thể dung sản phẩm của chúng ta?
> Giá thành khách hàng bỏ ra có tương xứng với những gì họ nhận được từ sản phẩm của mình hay không?
Với sản phẩm của chúng ta phải quan tâm mấy vấn đề :
(1) Cho ai dùng?
(2) Gỉai quyết nhu cầu gì của họ?
(3) Dùng sản phẩm gì để giải quyết?
4) Thu phí thế nào?
Một sản phẩm tốt hay không là phải xem có bao nhiêu người trong bao nhiêu trong bao nhiêu tình huống không dùng sản phẩm đó thì không được. Chức năng của sản phẩm không phải càng nhiều càng tốt, một chức năng nếu chỉ có 5% khách hàng trong 5% tình huống mới cần dùng đến, thì nên bị bỏ đi . Một mặt hạ thấp giá thành sản phẩm; mặt khác phải hạ đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng đến tiến độ nghiên cứu phát triển sản phẩm.
2. CỬA ẢI THỊ TRƯỜNG
Ải thị trường là cửa ải thứ hai phải vượt qua khi khởi nghiệp. Nhiều người khởi nghiệp lần đầu thường ảo tưởng có thể tìm được một chuyên gia nào đó giúp mình, đây là suy nghĩ sai lầm, cần phải học cách tự mình nếm trải và thể nghiệm, tự mình khai sáng ra con đường thích hợp với mình. Mặt khác vì thị trường thiên biến vạn hoá, cho nên đừng vì thành công nào đó mà ngủ quên trên chiến thắng, phải luôn giữ được sự cảnh giác, định kỳ phải làm điều tra thị trường và thay đổi chiến lược kinh doanh vào những lúc thích hợp.
Doanh nghiệp khi định vị thị trường phải hiểu sản phẩm của đối thủ: nghiên cứu mức độ xem trọng của khách hàng đối với các thuộc tính của sản phẩm này, sau đó dựa vào hai phương tiện đó để phân tích, rồi chọn ra hình tượng độc đáo và đặc sắc đối với sản phẩm hay dịch vụ đã chọn trong dự án khởi nghiệp.
3. CỬA ẢI QUẢN LÝ
Doanh nghiệp thời kỳ đầu khởi nghiệp phải đối mặt với đủ vấn đề như khách hàng khiếu nại, thị trường thay đổi, nguồn vốn đứt đoạn.Tất cả những vấn đề này đều chẳng có tiền lệ, hay kinh nghiệm để có thể dựa vào, mà đòi hỏi doanh nghiệp phải căn cứ vào ba yếu tố quản lý cũng như văn hoá và chế độ quy định để từng bước tiến lên phía trước.
Doanh nghiệp thời kì đầu khởi nghiệp nếu phạm sai lầm thì cái giá phải trả không cao, nhưng cùng với sợ phát triển nghiệp vụ, cái giá ấy sẽ tăng vọt. Vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng chế độ quản lý quy phạm tương ứng, qua đó có thể ngăn ngừa những thói quen xấu ngay từ trong trứng nước.
(Theo Trần Quang Thịnh)

Không có nhận xét nào