HỌC LÀM NGƯỜI TỬ TẾ TRƯỚC HỌC LÀM KINH DOANH SAU - Blog Trần Hiếu - Mãi mãi tinh thần phụng sự

Header Ads

HỌC LÀM NGƯỜI TỬ TẾ TRƯỚC HỌC LÀM KINH DOANH SAU


Đọc được cuốn sách hay phản chiếu tư duy từ những doanh nhân triết gia lớn là điều quý giá. Inamori Kazuo, nhà sáng lập tập đoàn Kyocera Group & chủ tịch Japan Airline là một con người như vậy.
Sau đây là một vài note nhanh từ tư duy của một doanh nhân-triết gia được tôn kính bậc nhất trong lịch sử kinh doanh của Nhật Bản

1.Chủ động chọn phản ứng với thực tế: Nếu gặp phải khó khăn, đừng chạy trốn, hãy đón nhận bằng cách đối mặt trực diện với nó, và đó chính là hạt giống giúp bạn trưởng thành.
Tùy theo cách bạn chọn phản ứng với thực tế, kết quả bạn nhận được có thể là tích cực hay tiêu cực.
Nếu chúng ta bị ảnh hưởng bởi những thông tin bên ngoài rằng nền kinh tế đang có chuyển biến xấu và nghĩ “môi trường kinh tế không tốt”, thì chính ta là nguyên nhân khiến việc kinh doanh của công ty trì trệ.

2.Nghịch cảnh là cơ hội. Nghịch cảnh là cơ hội để chúng ta nhìn lại mình và giúp ta trưởng thành. Hãy xem nghịch cảnh là cơ hội tốt để lập chí mạnh mẽ, đối mặt với nó một cách dũng cảm.
Chính nhờ thử thách mà quyết tâm được tựu thành.

3.Những mâu thuẫn của người lãnh đạo: Người đứng đầu công ty phải có được 2 mặt mâu thuẫn thật uyển chuyển: “độc đoán và hòa hợp”, “mạnh và yếu”, “lạnh lùng và nồng ấm”.
Nếu chỉ có tinh thần lãnh đạo mạnh mẽ sẽ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, trở nên độc tài. Nếu chỉ có sự khiêm tốn, sẽ thiếu lực kéo để công ty phát triển lớn mạnh. Nếu mạnh mẽ quá sẽ gây phản ứng trong nhân viên, khiêm tốn quá lại khiến nhân viên xem thường.
Điều hòa những mâu thuẫn đó và sử dụng nó như thế nào sẽ quyết định thành công hay thất bại của một đời người hay việc kinh doanh của một doanh nghiệp.

4.Triết lý bao trùm: Lợi tha = Làm lợi cho người. Chỉ cần mỗi người gọt bớt lòng tham của mình, chịu tổn thất một chút, hay chỉ cần chúng ta dũng cảm nhường chút lợi của mình cho người khác, mọi việc sẽ suôn sẻ, trôi chảy.
Chúng ta luôn nghĩ cách sao cho có lợi nhất đối với việc kiếm tiền của mình, nhưng thật ra không nên vậy. Người kinh doanh thực thụ phải nghĩ về khách hàng và nghĩ về mình”, tức là phải kiếm tiền thế nào mà khách hàng/đối tác cũng cảm thấy vui.

5.Theo đuổi “Tinh tiến”: Tinh tiến là làm việc hết lòng.
Chất lượng của sự tập trung là cốt lõi của Tinh tiến. Chỉ với khoảng thời gian 10 phút nhưng đó là 10 phút thật sự tập trung suy nghĩ, đưa ra kết luận, đó là tinh thần của Tinh tiến. 10 phút đó sẽ hiệu quả hơn 10 giờ làm việc vật vờ không để tâm
Tư tưởng “Tinh tiến” rất giống với tinh thần “Đúng việc” trong cuốn sách của anh Giản Tư Trung

6.Đối xử với Nhân tài & Nhân viên: Xây dựng công ty như xây một bức tường thành, nếu muốn vững chãi, trước tiên phải chọn những tảng đá to chắc.
Nhưng nếu chỉ với những tảng đá lớn - những nhân tài ưu tú, thì không thể kết nối với nhau. Cần phải có những hòn đá nhỏ - những người cũ đã nỗ lực cống hiến cho công ty từ những ngày đầu - lấp vào những khoảng trống giữa các tảng đá lớn. Nếu không, bức tường thành sẽ lỏng lẻo, dễ sụp đổ.
PS: So sánh giữa Tài năng và Tử tế thì Tài năng là cố gắng, còn Tử tế là lựa chọn

Nguồn: Hoang Trung - thành viên khởi nghiệp Việt Nam

Không có nhận xét nào