NGƯỜI BỊ ĐỘNG THÍCH “HÁ MIỆNG CHỜ SUNG” SẼ SỚM BỊ XÃ HỘI ĐÀO THẢI - Blog Trần Hiếu - Mãi mãi tinh thần phụng sự

Header Ads

NGƯỜI BỊ ĐỘNG THÍCH “HÁ MIỆNG CHỜ SUNG” SẼ SỚM BỊ XÃ HỘI ĐÀO THẢI


Có bao giờ bạn cảm thấy thật hối hận bởi sự do dự của bản thân mà bỏ qua mất cơ hội tốt? Có bao giờ bạn cảm thấy bản thân như người vô hình, ngại gây ra sự chú ý? Có bao giờ bạn cảm thấy thật lạc lõng trong cuộc sống mà chẳng biết phải làm sao? Bởi có lẽ bạn đang bị động và chẳng làm chủ được bản thân mình...


Gần đây tôi có nghe một chương trình trò truyện, người kể chuyện là là một người đại diện của một công ty phương tiện truyền thông có tiếng, nay đã nghỉ hưu. Ông ấy có kể về những lần đích thân phỏng vấn tuyển nhân viên cho công ty. Khi phỏng vấn những nhân viên mới và thực tập sinh, ông thường đặt ra những câu hỏi kiểu như: "Làm món trứng sốt cà chua như thế nào?".
Các ứng viên cảm thấy thật khó hiểu và thường lúng túng trước câu hỏi này của ông, có người lắp ba lắp bắp, dè chừng nói ra công thức, có người lại nói rằng mình không biết nấu ăn, hoặc chỉ là không biết làm món này thôi.
Thế nhưng có một cậu thanh niên trả lời thế này: "Tôi nghĩ câu hỏi này khá thú vị, tôi nghĩ ngài cũng chẳng định thử xem tài nấu ăn của tôi ra sao đâu, tôi cũng chẳng phải là một người nấu ăn giỏi, thế nhưng tôi lại khá thích thú với các loại cocktail, nếu ngài cảm thấy hứng thú tôi có thể nói với ngài về chúng."
Tôi đánh giá cao câu trả lời của cậu thanh niên ấy. Dĩ nhiên công ty chúng tôi không tuyển đầu bếp, cái chúng tôi muốn thấy chính là kiểm tra năng lực diễn đạt, tu duy logic và năng lực vượt qua những áp lực của bạn.
Cậu thanh niên ấy gặp một câu hỏi khó có thể suy nghĩ sâu xa hơn một chút, có thể đặt lại vấn đề, biến bị động thành chủ động, biến bất lợi thành lợi thế, thì trong công việc khả năng chủ động làm việc cũng như giải quyết vấn đề sẽ còn cao hơn như vậy. Nếu không có khả năng chủ động giải quyết vấn đề một cách mạnh mẽ thì có lẽ cũng chẳng thể làm được mấy hôm.
-----------
Những năm gần đây, tôi không còn quen với bị động nữa, luôn biến bị động thành chủ động là quy luật sắt của tôi trong cuộc sống của tôi.
Tôi có may mắn gặp được rất nhiều bạn bè chủ động mà đã đạt được hạnh phúc cho bản thân. Từ bản thân họ tôi thấy được nhiều điều. Ví như một người bạn của tôi hiện đang làm cho một công ty hàng đầu thế giới, cô luôn luôn chủ động tìm kiếm điều khiến cô thích thú, những cơ hội giúp cô có thể làm những điều đó. Cô không sợ hãi dấn thân vào một lĩnh vực mới, "hãy cứ thử đi, hãy cứ hết mình với điều bản thân mình muốn, biết đâu được...".
Và chính nhờ động lực từ câu nói đó, đã giúp cô thể hiện xuất sắc trong những vòng phỏng vấn khắt khe của công ty cô đang làm việc bây giờ, trong công việc hiện tại để leo lên được vị trí khá cao như bây giờ.
Dĩ nhiên, chúng ta cũng thấy rất nhiều những ví dụ cho việc vì bị động mà chịu thiệt thòi.
Gặp phải vấn đề gì cũng không dám hỏi, không dám có yêu cầu gì. Phỏng vấn không qua, thất bại trong công việc cũng chẳng dám đối mặt với những khuyết điểm của bản thân, cũng chẳng chịu đi tìm hiểu lý do tại sao chúng ta không qua nổi vòng phỏng vấn, thất bại trong lĩnh vực này, thất bại trong lĩnh vực kia.
Hãy chủ động với những điểm chưa tốt của mình bởi như vậy chính là đang nỗ lực cho những cơ hội lần sau, giúp cho bản thân hoàn thiện thêm nữa.
Đối với những người không chủ động, đối mặt với những rắc rối, khó khăn phát sinh trong công việc, thường sẽ cầu cứu người khác, hoặc là ngồi đợi một cách thụ động, chứ không chủ động tìm phương pháp giải quyết vấn đề.
Hoặc sau khi làm việc một thời gian thấy có vị trí phù hợp với năng lực, hoặc có cơ hội thăng tiến cũng không dám phấn đấu, giành lấy vị trí ấy, cứ mãi ở trong vòng an toàn chẳng dám đặt chân đi đâu.
Càng ngày càng quen với việc bị động, luôn luôn có cảm giác không an toàn, cảm giác bản thân như người vô hình. Họ bị động chờ đợi, bỏ qua cơ hội, rồi lại ngồi đấy nghĩ về những cơ hội đã qua và hối hận, để rồi những lần tiếp theo lại tiếp tục như vậy, không vượt qua được.
Thế nhưng một người có mục tiêu theo đuổi, sẽ không chỉ ngồi đó chờ đợi cơ hội đến với mình, đợi sếp nhận ra năng lực của mình? Đợi đến ngày được tăng lương? Không, họ còn chẳng có thời gian để đổ lỗi, than vãn, hối hận hay cảm thấy bị xui xẻo, bởi họ biết rằng, chủ động nỗ lực một chút sẽ làm cuộc sống thoải mái hơn rất nhiều, cứ mãi bị động không chỉ làm cho chính ta cảm thấy không vui mà còn chẳng biết đến ngày nào sẽ bị xã hội đào thải nữa.
Vậy nên, hãy thử chủ động lấy dù chỉ một lần, cho dù phải lấy hết sức bình sinh, cho dù phải thấp thỏm lo âu chuẩn bị ngày đêm, rồi bạn sẽ thấy điều kì diệu, và sẽ có những lần sau.
Đừng để vỏ bọc bị động giam cầm chúng ta khỏi sự cố gắng, ngăn cản chúng ta giành lấy những cơ hội nhìn thấy một tương lai tốt đẹp hơn.
(Theo Trí thức trẻ/Ảnh: diendantheky)

Không có nhận xét nào