Không bao giờ là quá trẻ để tiết kiệm và đầu tư: Cách tích lũy tài sản "thần sầu" của người khôn ngoan - Blog Trần Hiếu - Mãi mãi tinh thần phụng sự

Header Ads

Không bao giờ là quá trẻ để tiết kiệm và đầu tư: Cách tích lũy tài sản "thần sầu" của người khôn ngoan

Những người biết tiết kiệm từ khi còn trẻ có thể phát triển thói quen tiết kiệm suốt đời. Bạn đầu tư càng sớm, bạn càng tích lũy được nhiều tiền.


Trừ khi may mắn có được khoản thừa kế kếch xù, còn không, với hầu hết mọi người, trở nên giàu có ở bất kỳ thời điểm nào, đặc biệt là khi còn trẻ, cũng đều đòi hỏi nỗ lực không ngừng nghỉ.

1. Khởi đầu sớm

Nếu bạn muốn tích lũy tài sản, thì đừng quên thời gian là một yếu tố rất quan trọng. Tiết kiệm và đầu tư càng lâu, bạn càng có nhiều khả năng đạt được những mục tiêu tài chính và sẽ xây dựng được khối lượng tài sản đáng kể.
Bạn nên tiết kiệm tiền để đầu tư dài hạn thay vì ngắn hạn. Tuy nhiên, nhiều người không biết tầm quan trọng của thời gian đối với tiền bạc.
Ví dụ, nếu bạn có thể tiết kiệm 50 USD mỗi tháng, bắt đầu từ năm 5 tuổi thì trước năm 65 tuổi bạn sẽ có 36.000 USD tiền tiết kiệm. Trong đó còn chưa tính số tiền bạn kiếm được từ đầu tư.
Nếu bạn tiết kiệm vào năm 50 tuổi, bạn sẽ phải tiết kiệm 200 USD mỗi tháng để có được tổng số tiền là 36.000 USD vào trước năm 65 tuổi.
Nếu bạn đầu tư từ sớm, bạn càng có thêm thời gian để bù vào các khoản lỗ từ đầu tư trong vài năm. Các nhà đầu tư có khởi đầu muộn sẽ có ít thời gian hơn để bù các khoản lỗ này. Thời gian sẽ giúp các khoản đầu tư của bạn tăng thêm giá trị.

2. Đề ra các mục tiêu và tìm kiếm động lực làm việc

Trước khi làm bất cứ điều gì, bạn cần phải nhận thức được rằng con đường đi đến sự giàu có là không hề dễ dàng. Bạn phải tìm ra động lực để có thể thúc đẩy giúp bạn có được sức mạnh để có thể vượt qua được những thời điểm khó khăn và giúp bạn luôn đi đúng hướng đã đề ra. Một trong những cách đơn giản để có nhiều động lực làm việc đó là hãy nghĩ về mục tiêu bạn đã đề ra, những thành công bạn sẽ có được trong 10 hoặc 20 năm nữa.
Bạn sẽ có nhiều động lực làm việc hơn khi công việc đó giúp mang lại nhiều giá trị cho người khác, giúp họ có cuộc sống tốt hơn. Do vây, hãy tưởng tượng mọi người sẽ được hưởng lợi từ việc bạn làm và họ hạnh phúc với điều đó.
Đừng ngại ước mơ lớn: Nếu bạn có kế hoạch làm việc để có thể kiếm được 1 triệu đô, đây là một việc tốt vì bạn làm việc có mục tiêu, nhưng nếu đã ước mơ thì hãy ước mơ lớn, thay vì đặt mục tiêu 1 triệu đô hãy đừng ngại nhắm tới mục tiêu 2 triệu đô, hay 100 triệu đô.

3. Nắm rõ các lựa chọn để tiết kiệm và đầu tư

Một khi đã có một khoản tiền tiết kiệm, đây là lúc bạn cần có sự lựa chọn thông minh. Việc tiết kiệm thường xuyên (theo tuần, theo tháng, theo năm) có tác động quan trọng tới thành công dài hạn của bạn. Tiết kiệm là quá trình chuyển tiền tiết kiệm cá nhân sang tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng. Hay một hình thức khác, dùng số tiền bạn tích góp được để đầu tư càng sơm càng tốt. Bạn sẽ kiếm được mức lãi cao hơn khi đầu tư.

4. Biến đam mê thành tiền

Nếu bạn đang có một công việc toàn thời gian thì hãy cân nhắc tới việc kiếm thêm thu nhập bằng cách kinh doanh bán thời gian. Hình thức kinh doanh có thể dựa trên chính sở thích của bạn. Chẳng hạn như bạn thích lướt sóng. Nếu bạn có đủ kiến thức chuyên môn về lướt sóng, bạn có thể giúp người khác khắc phục các vấn đề mà những người lướt sóng thường gặp. Hoặc bạn có thể thiết kế mẫu ván lướt sóng mới.
Các sản phẩm và các dịch vụ thành công là các sản phẩm hay dịch vụ có thể khắc phục vấn đề cho khách hàng

5. Chia các mục tiêu của bạn thành các mục tiêu ngắn hạn

Trên con đường hướng đến mục tiêu, điều quan trọng là luôn giữ được động lực ngọn lửa nhiệt huyết của bạn, nhưng để có thể hoàn thành mục tiêu lớn thì bạn phải có kế hoạch để hoàn thành từng mục tiêu nhỏ ngắn hạn trước. Bạn sẽ không bao giờ có được 1 triệu đô nếu không có được 100.000 ngàn đô đầu tiên. Và bạn cũng sẽ không thể hoàn thành mục tiêu đó nếu không có kế hoạch cụ thể để kiếm tiền nhiều hơn và tiết kiệm số tiền mà bạn kiếm được. Luôn có kế hoạch hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn, từng bước từng bước hoàn thành các mục tiêu ngắn và bạn sẽ đến được vạch đích mà mà đã đề ra.
Một cách giúp bạn dễ dàng thực hiện được các mục tiêu ngắn hạn đó là đặt ra một con số cụ thể. Ví dụ: nếu bạn làm công việc nhân viên kinh doanh, thay vì đặt ra mục tiêu là "Bán nhiều sản phẩm hơn trong tháng này" hãy đặt mục tiêu là "bán được số lượng sản phẩm tăng 20% so với tháng trước". Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi được được mục tiêu đã đề ra.

6. Xem xét kỹ các thói quen chi tiêu

Nếu bạn không có một ngân sách chính cho bản thân, có thể do bạn đang tiêu tiền một cách lãng phí. Hãy tạo ra một ngân sách cho mình bằng cách sử dụng tiền lương tại nhà và tất cả các chi phí của mình.
Xem xét kỹ các khoản chi phí mỗi tháng. Có một vài chi phí như tiền xe, tiền thuê nhà là các chi phí cố định. Còn các loại chi phí khác đều có thể thay đổi.
Xem xét các khoản tiền dành cho giải trí mỗi tháng. Nếu bạn thường chi khoảng 3000$ để đi xem phim và đi ăn nhà hàng thì bạn nên quyết định dành ra 100$ trong chi phí đó cho kế hoạch đầu tư. Nếu bạn chăm chỉ dành ra số tiền đó để đầu tư mỗi tháng, bạn sẽ tích lũy được một số tiền đáng kể về sau.

Nguồn: cafebiz

Không có nhận xét nào