BÀI HỌC LÃNH ĐẠO TỪ NAPOLEON - Blog Trần Hiếu - Mãi mãi tinh thần phụng sự

Header Ads

BÀI HỌC LÃNH ĐẠO TỪ NAPOLEON


Bạn không cần phải ở trong quân đội để có thể áp dụng các bài học lãnh đạo từ Napoleon. Các kỹ năng lãnh đạo và nguyên tắc mà ông đã thể hiện ra đều có thể áp dụng được ngay cả trong kinh doanh, và thương trường cũng không khác gì một chiến trường thật sự cả. Một nhà lãnh đạo tốt là người có sức mạnh tương đương với cả một hạm đội chiến binh, quân đội, hoặc một nhóm mạnh nhất của cả một tổng công ty, tất cả đều áp dụng những nguyên tắc căn bản, và hầu hết những nguyên tắc đó chúng ta đều có thể học được từ vị đại đế Napoléon Bonaparte.


BÀI HỌC SỐ 1: NHẮM MỤC TIÊU CAO
Đừng bao giờ hài lòng với những thứ chỉ "vừa đủ", trong khi bạn có thể đạt được thứ ” tốt nhất". Đừng bao giờ chấp nhận trở thành người chỉ "tạm ổn", trong khi bạn có thể trở thành một người "giỏi nhất".
Mục tiêu cao chỉ có thể đạt được khi bạn nuôi dưỡng tham vọng đủ lớn. Tất nhiên, rõ ràng là bạn cũng phải bỏ nỗ lực, sự quyết tâm một cách tối đa nhất để thực hiện mục tiêu đó. Không có chỗ cho những nỗ lực nửa vời cho những con người muốn bay cao. Không nhắm mục tiêu cao cũng không khác là bao so với việc không nỗ lực vào bất cứ việc nào cả.

BÀI HỌC SỐ 2: LUÔN Ở NƠI CẦN ĐẾN BẠN, VÀ DẪN ĐƯỜNG CHO MỌI NGƯỜI Ở ĐÓ
Người ta luôn mong người lãnh đạo của mình luôn có mặt, nhưng việc có mặt ở nơi người ta cần bạn thì quan trọng hơn cả. Napoléon nắm trong tay rất nhiều tướng sĩ tinh nhuệ, có kỹ năng tốt và tài năng vượt trội và ông rất khôn khéo để dẫn dắt những người đó đến những nơi mà tài năng của họ được trọng dụng. Ông cho những người làm việc cho ông sự quan tâm, chú ý, và nhờ vậy ông có thể lãnh đạo họ tốt hơn. Ông biết đâu là nơi mà sẽ cho những người đó thể hiện tài năng của mình, và đó cũng là lúc ông điều khiển họ. Chiến trường là miền đất hứa của ông, và là nơi bạn sẽ tìm thấy Napoleon đại đế hùng dũng đứng trước mặt cùng với những tướng sĩ, người lính của ông ấy.
Napoléon còn là một người truyền động lực rất tuyệt vời. Chiến tranh là thời điểm đau buồn nhất của các chiến sĩ, nhưng chỉ với vài bài phát biểu ông đã vực lại tinh thần chiến đấu của những người đã mỏi mệt vì chiến tranh và phải đối mặt với những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất, hoàn cảnh mà họ bị dẫn dắt bởi rất nhiều những người lãnh đạo thiếu năng lực.

BÀI HỌC SỐ 3: HÃY LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN
Là một nhà lãnh đạo có nghĩa là luôn sẵn sàng để có thể làm bất cứ việc gì kể cả việc nhỏ nhất.
Luôn phục tùng là một điều ràng buộc nhân viên để có thể nhận được sự đánh giá cao từ lãnh đạo của họ. Sự phục tùng của cấp dưới thể hiện rất nhiều về phẩm chất của một nhà lãnh đạo khi họ cố gắng làm việc hoặc sát cánh với nhân viên của mình. Nó sẽ dễ dàng hơn cho cả hai bên khi có thể giao tiếp để hiểu thông điệp của nhau và hợp tác với nhau làm việc một cách hiệu quả.

BÀI HỌC 4: NÓI ĐIỀU BẠN MUỐN NÓI VÀ THỰC HIỆN NHỮNG GÌ BẠN NÓI
Bạn sẽ không bao giờ có thể nghe được lời hứa suông từ một nhà lãnh đạo tốt. Đưa ra những hy vọng hão huyền cũng không khá gì.
Điều quan trọng nhất khi hành xử với nhân viên của bạn - và với những người khác - là cho họ thấy được sự chân thành với tư cách là một nhà lãnh đạo. Bằng cách chọn từ ngữ của bạn một cách cẩn thận, bạn có thể thể hiện ra rằng bạn là người doanh nhân coi trọng lời hứa.

BÀI HỌC SỐ 5: THỪA NHẬN RẰNG BẠN KHÔNG THỂ LÀM MỌI THỨ MỘT MÌNH
Có một quan niệm sai lầm chung khi cho rằng một nhà lãnh đạo là người đương nhiên có thể làm mọi thứ một mình. Điều đó chắc chắn sẽ khiến mục đích lãnh đạo mọi người của bạn trở nên hoàn toàn thất bại. Nếu bạn cần sự giúp đỡ? Hãy yêu cầu điều đó .
Bài học ở đây là bạn nên khen thưởng đúng nơi đúng lúc. Các nhà lãnh đạo hiện nay nên học theo cách làm của Napoleon trong việc thiết lập một hệ thống khen thưởng và khen thưởng tại chỗ. Đó là để cho mọi người thấy bạn đánh giá rất cao sự nỗ lực của họ đối với công việc. Và đây cũng là cách tích cực để cổ vũ tinh thần và khiến họ làm việc tốt hơn. Mặt khác, những nhân viên cảm thấy không được đánh giá cao và được công nhận bởi người lãnh đạo của họ sẽ có xu hướng cảm thấy bất mãn và hoàn toàn không có động lực để đi làm, hoặc thậm chí nghĩ ra cách làm việc kém hiệu quả hơn.

BÀI HỌC SỐ 6: HÃY KHÁC BIỆT
Là một nhà lãnh đạo, bạn phải luôn đặt mình khác với những người còn lại. Các nhà lãnh đạo vĩ đại nhất đã làm được điều này bằng việc hoàn thành những công việc khó khăn rất xuất sắc nhờ thực hiện theo những kim chỉ nam bất di bất dịch sau :
Làm mọi thứ khác đi. Phá vỡ các quy tắc và đi ngược lại với những kỳ vọng là điều mà Napoléon đã làm trong suốt thời gian của mình. Napoléon trở thành một chính trị gia xuất sắc chính bởi vì ông không bao giờ ngại thực hiện một điều gì đó mới mẻ và khác biệt.
Napoléon từ chối việc tuân theo các tiêu chuẩn, ngay cả trong cách ông cùng những tướng lính của mình chiến đấu. Miễn là vị đại đế này nhìn thấy một cơ hội tốt thì ông ta chắc chắn sẽ nắm lấy nó. Napoleon luôn đưa ra những mưu kế chiến thuật trong các trận chiến thậm chí điều đó còn khiến cho cả các tướng sĩ của ông phải hoang mang, nhưng hóa ra lại là những chiến thuật hết sức tuyệt vời. Chiến thắng của ông trong trận chiến Kim tự tháp ở Ai Cập là một minh chứng rõ ràng về tính cách luôn phá vỡ các quy tắc của ông, khi quân đội chỉ vỏn vẹn 20.000 binh lính Pháp thì ông vẫn đánh bại 60.000 binh lính Mamluk một cách có hệ thống chiến lược bài bản.
Là một nhà lãnh đạo, bạn phải luôn luôn tìm kiếm các cách khác nhau để thực hiện một nhiệm vụ. Không bao giờ là cách khôn ngoan nhất khi chỉ dùng duy nhất một kế sách để giải quyết một tình huống, đặc biệt là trong một môi trường cạnh tranh như kinh doanh, nơi đối thủ cạnh tranh của bạn ở khắp nơi. Bằng cách chỉ làm mọi thứ theo một cách duy nhất lặp đi lặp lại, bạn có nguy cơ bị lật tẩy chiêu trò kinh doanh, vì vậy đối thủ sẽ có thể dự đoán động thái của bạn và bạn sẽ mất đi mọi lợi thế cạnh tranh của mình trên thương trường.
Làm điều tưởng chừng như không thể. Napoléon được coi là người đàn ông dũng cảm nhất khi ông dám làm những điều người khác không thể hoặc e ngại không làm .
Giống như trong ví dụ đã nêu ở trên, điều này đã được chứng minh bởi rất nhiều binh lính trong một nhiệm vụ tưởng chừng như bất khả thi .Thiếu hụt 40.000 người so với đối thủ cũng đủ để khiến các chỉ huy khác sợ hãi, nhưng không phải là với Napoléon. Thay vào đó, ông tìm cách khác, thậm chí tăng số lượng quân sĩ lên mà không cần tìm kiếm quân tiếp viện, và đó là thông qua chiến lược tuyệt vời của ông.

BÀI HỌC SỐ 7: TÔN TRỌNG NHÂN VIÊN CỦA BẠN
Tôn trọng sẽ đổi lấy được sự tôn trọng. Nó là điều mà ai cũng có thể kiếm được, ngay cả khi bạn trở thành một nhà lãnh đạo. Napoléon đã có được sự tôn trọng từ những chỉ huy cũng như binh lính của mình vì ông cũng đã tôn trọng sự cống hiến của họ. Kể cả đối với người lính có vị trí thấp nhất trong quân đội cho đến người có cấp bậc cao, thì điều khiến người đời phải một lần nữa nghiêng mình kính nể chính là Napoleon đều tôn trọng và đối xử với họ công bằng như con người đối với con người chứ không phải một vị tướng quân đối với nô lệ .
Napoleon dường như đã xây dựng được một quân đội bất khả chiến bại là nhờ lòng sủng mộ và trung thành mà binh lính giao cho ông. Nhưng hãy để ý rằng ông không những có được sự tận tâm từ người dân, ông còn khiến cho thần dân của mình cống hiến hết sức để đạt được mục đích của họ. Ông khiến họ giống như ông, khát khao chiến thắng và vinh quang trong mọi trận chiến.
Biết về đội ngũ của bạn và hiểu họ. Đây cũng là một cách khác để thể hiện rằng bạn tôn trọng nhân viên: thấu hiểu được mong muốn của họ. Napoléon cũng coi đây là cách để dự đoán kết quả sẽ xảy ra, đặc biệt là khi đối diện với hoàn cảnh bất ngờ. Ông lập các chiến lược, kế hoạch quân sự một cách dễ dàng hơn vì ông biết dùng người của ông và đặt họ vào nơi họ có thể phát triển được tài năng của mình.
Đừng bao giờ cấm nhân viên của bạn phát biểu quan điểm. Hãy để họ nói lên suy nghĩ của họ. Đừng chỉ nghe một cách lướt qua mà hãy thực sự lắng nghe để thấu hiểu. Vì bạn sẽ không khỏi bất ngờ với những gì bạn có thể học được từ nhân viên chỉ đơn giản bằng cách tôn trọng họ và tiếp nhận những ý tưởng của họ. Tuy nhiên, để có thể chắt lọc được những kiến thức và ý tưởng hay thì bạn cũng phải đưa ra các giới hạn để nhân viên của bạn hiểu nên nói cái gì, và đóng góp như thế nào để có thể thực hiện được mục tiêu chung của tổ chức. Quan trọng hơn là hãy thường xuyên để ý những gì mà nhân viên nghĩ về phong cách lãnh đạo của bạn để có thể tự đánh giá được là bạn có đang dẫn dắt nhân viên của mình tốt hay không.
Tin tưởng nhân viên của bạn. Đây có lẽ là một trong những điều khó khăn nhất đối với một nhà lãnh đạo hoặc đối với bất cứ ai, nhưng để có thể khiến họ tin bạn thì bạn cũng phải tin họ. Con người thường cởi mở hơn và thấy thoải mái hơn khi tin tưởng một người mà họ biết chắc rằng người đó cũng tin họ. Lấy một ví dụ thế này : Trong cuộc chiến tranh kim tự tháp, Napoleon đã tin tưởng quân lính của ông rằng họ có thể chiến thắng dù quân địch sở hữu số lượng áp đảo . Cuối cùng những người lính đó đã tin tưởng lại ông rằng họ cũng có cơ hội chiến thắng và kết quả là họ đã thực sự sống sót để đánh bại kẻ địch là mộ đế chế Ai Cập hùng mạnh.

BÀI HỌC SỐ 8: GIAO TIẾP VỚI NHÂN VIÊN BẰNG MẮTĐó là một điều rất đơn giản để làm, nhưng không có nhiều người quản lý có thể làm điều đó. Nó được gọi là giao tiếp bằng mắt, và đó là phẩm chất mà mọi nhà lãnh đạo giỏi nên có.
Nhìn vào mắt của người nào đó khi giao tiếp đồng nghĩa với việc bạn đang thực sự lắng nghe họ và tạo cho họ cảm giác được tôn trọng. Đó cũng là cách để đánh giá được người khác khi giao tiếp. Phán đoán một đối thủ sẽ dễ dàng hơn khi bạn nhìn vào mắt họ, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nên rất khó để che dấu được cảm xúc qua đôi mắt. Đôi mắt nói lên rất nhiều về tính cách của một con người và bạn có thể đoán được qua việc quan sát cử chỉ, chuyển động của đôi mắt.

BÀI HỌC SỐ 9: HỌC CÁCH KIỂM SOÁT CƠN GIẬN CỦA BẠNKẻ thù lớn nhất của sự khôn ngoan chính là sự giận giữ, khi bạn không kiểm soát được cơn giận bạn sẽ không làm được điều gì cả. Cơn giận sẽ khiến bạn đưa ra những quyết định sai lầm, trở thành một nhà lãnh đạo tốt có nghĩa là bạn không được phép để sự tức giận kiểm soát quyết định của bạn .
Napoléon luôn giữ được cái đầu lạnh nhờ kiểm soát được cảm xúc và làm chủ được cơn giận của mình kể cả khi trên chiến trường, nơi mọi quyết định - thậm chí là quyết định nhỏ nhất - cũng có thể quyết định được sự sống và cái chết.
Đừng nói chuyện khi đang giận giữ. Những người để cho sự tức giận cai trị có xu hướng nói những điều mà họ sẽ sớm phải hối hận sau này. Lúc đó, họ không chỉ làm tổn thương người khác mà còn đánh mất sự tôn trọng của người khác dành cho họ.
Đừng đưa ra quyết định khi bạn cảm thấy không kiềm chế được cảm xúc. Trừ khi bạn có cách để kiểm soát cảm xúc của mình, bằng không thì đừng quyết định gì cả. Luôn thận trọng để hành động một cách khách quan nhất.

BÀI HỌC SỐ 10: HÃY TÔN TRỌNG THỜI GIAN HỮU HẠN CỦA BẠN.Bạn có thể không quan tâm đến điều đó, nhưng bạn không thể cứ luôn dành thời gian hữu hạn của bạn để làm những việc không thực sự cần thiết mà không mang lại bất cứ sự hài lòng gì. Napoléon là một nhà quản lý dự án rất xuất sắc, ông cho thấy sự hiệu quả trong công việc tuyệt vời từ việc sắp xếp.
Sự quản lý thời gian xuất sắc này cũng thể hiện rõ trong việc ông biết cách giải quyết những việc chính cần thiết nhất .Trong vô vàn những công việc cần làm, ông biết việc nào quan trọng hơn và sắp xếp nó lên trên để giải quyết, những việc còn lại có thể bỏ qua hoặc để lại để giải quyết sang một ngày khác.
“Thời gian là tiền bạc”, và có rất nhiều doanh nhân thừa nhận điều đấy. Lãng phí thời gian có nghĩa là lãng phí tiền bạc, đó là lý do tại sao các chủ doanh nghiệp cần phải học cách quản lý thời gian hữu hạn của họ. Pomodoro là phương pháp quản trị thời gian để nâng cao tối đa sự tập trung hiệu quả cho công việc mà bạn không nên bỏ qua.

BÀI HỌC SỐ 11: KHÔNG BAO GIỜ NGỪNG HỌC HỎI
Lãnh đạo tốt là người luôn cảm thấy kiến thức của mình vẫn còn hạn hẹp. Họ coi kiến thức không bao giờ là đủ cả. Luôn luôn chủ động tìm một cái gì đó mới để tìm hiểu là chìa khóa để trở thành một nhà lãnh đạo thành công.
Các chủ doanh nghiệp giờ đây cần phải nắm rõ kiến thức từ nhiều ngành khác ngoài ngành mình đang kinh doanh. Đây không những là cách khiến cho tầm nhìn các chủ doanh nghiệp được mở rộng mà còn giúp họ nắm bắt được các cơ hội kinh doanh từ nhiều ngành khác khi cơ hội đó chuẩn bị phát sinh.

Nguồn: Trường doanh nhân HBR

Không có nhận xét nào