SAI LẦM KHIẾN BẠN SỢ THUYẾT TRÌNH - Blog Trần Hiếu - Mãi mãi tinh thần phụng sự

Header Ads

SAI LẦM KHIẾN BẠN SỢ THUYẾT TRÌNH

Theo thống kê của ĐH Harvard, trong các nỗi sợ hãi của con người như sợ gián, sợ rắn, sợ chuột, sợ độ cao, ... thì nỗi sợ nói trước đám đông là lớn nhất, chiếm 75% số lượng người tham gia khảo sát. Đó là nỗi sợ hãi chúng ta thường cố tình né tránh, lãng đi nhưng đây lại là một trong kỹ năng quan trọng trong cuộc sống và rất cần thiết.
Trên thực tế, thuyết trình hay nói trước đám đông không đáng sợ như các bạn nghĩ khi chúng ta nắm vững được những kỹ thuật, phương pháp, thủ thuật trong đó. Dù là bậc thầy thuyết trình thì trong vài hoàn cảnh, họ cũng đã từng sợ hãi như bạn, nhưng khi họ nắm được các kỹ thuật đó, thì việc thuyết trình trở nên vô cùng đơn giản.
Trong phần đầu tiên này, mình sẽ chia sẻ với các bạn các lỗi chúng ta thường gặp phải trong quá trình thuyết trình khiến kỹ năng này đáng sợ. Và trong những phần sau mình chia sẻ cách khắc phục điều đó.



1.Bí quyết quan trọng nhất của thuyết trình

Diễn viên Beatty từng dan díu với hằng trăm mỹ nữ xinh đẹp trên thế giới, đều là người mẫu, diễn viên nổi tiếng. Trong một buổi phỏng vấn, người ta hỏi ông: “ Cách để chinh phục thành công những người phụ nữ của ông là gì? “ Ông mới chia sẻ: “ Khi gặp người phụ nữ nào tôi cũng hỏi em có muốn lên giường với anh không. Và kết quả tôi đã được sung sướng không biết bao nhiều lần.”
Đối diện với nỗi sợ hãi, chúng ta luôn luôn có xu hướng tưởng tưởng ra điều tiêu cực, đó cũng là cơ chế não bộ để bảo vệ chúng ta. Nhưng, không thất bại một ngàn lần thì bạn rất khó thành công được một trăm lần.
Thất bại là mẹ thành công.
Vì thế việc đầu tiên và quan trọng nhất không phải tập trung mình sẽ nói gì mà hãy dám đứng lên sân khấu thật nhiều lần càng tốt. Như thế rèn luyện cho ta sự tự tin.
Trong bài viết sau, mình chia sẻ cách để rèn luyện sự tự tin hơn cho bản thân để vượt qua nổi sợ hãi này.

2.Đừng cố gắng trở nên hoàn hảo

Có nhiều bạn học viên thuyết trình của mình chia sẻ: Em đã cố gắng học xem đi xem lại slide nói rất nhiều lần nhưng vẫn không nhớ mình sắp nói gì? Em đã thức khuya để nghĩ ra từng tình huống có thể xảy ra nhưng vẫn lúng túng? Em đã xem lại kỹ tài liệu cả sợ nhầm lẫn khi nói.
Không có việc gì là hoàn hảo được cả và khán giả đôi lúc họ không kì vọng quá lớn như những gì bạn đang tưởng tượng đâu. Đừng cố gắng trở nên hoàn hảo quá, bạn biên soạn cho bạn kịch bản cực kì hoàn hảo, đến lúc bạn phạm sai lầm nhỏ, sẽ khiến bạn lo lắng và sợ sệt. Điều đó ảnh hưởng nguyên tắc quan trọng nhất thuyết trình là sự tự tin.
Hãy quan trọng vào giá trị bạn truyền được cho khán giả và họ cảm nhận điều đó thế nào là đủ.



3.Đừng cố gắng tập trung vào ngôn từ

“Tôi đã học thuộc rất kỹ và không thể nào quên được. Nhưng lên thuyết trình tôi lại quên.”
Đây là câu nói mình thường xuyên gặp nhất khi các bạn chưa học và biết về thuyết trình. Chúng ta thuyết trình nhưng chúng ta quá tập trung vào ngôn từ, thậm chí ngôn từ của người khác chứ không phải chúng ta. Bạn chỉ cố gắng nhớ lời người khác nói, chứ không phải lời của chính bạn nên việc quên là điều hiển nhiên sẽ xảy ra.
Trong quá trình tương tác và giao tiếp: ngôn từ chỉ chiếm 7% hiệu suất quá trình giao tiếp. Vì thế một lần bạn nói sai, khán giả cũng sẽ không nhớ và chú ý điều đó đâu. Việc của bạn nên bình tĩnh và tiếp tục bài thuyết trình.
Trong lúc chúng ta quên, đa số chúng ta cứ “ Ờ, À, Ừ”, điều đó chính là lỗi rất lớn của thuyết trình. Thuyết trình có nguyên tắc bất thành văn là đừng để sân khấu đợi chờ bạn quá 5s.
Vì thế, đừng bao giờ cố gắng học thuộc và tập trung vào ngôn từ quá nhiều.
Trong bài viết tiếp theo mình sẽ chia sẻ phương pháp làm sao soạn nội dung bài thuyết trình tốt, tránh việc chúng ta quên cùng với công cụ hỗ trợ là slide thuyết trình.

4. Phi ngôn từ ảnh hưởng cảm xúc của bạn

Trong quá trình thuyết trình thì việc run sợ và lo lắng là điều hiển nhiên xảy ra nhưng vô tình bạn lại càng làm cho bản thân mình run sợ hơn bởi vì phi ngôn từ không tốt.
Thường trong quá trình thuyết trình, mình hay chia sẻ với các bạn học viên, “mắt khán giả sẽ bắt tay bạn”, nghĩa khán giả sẽ rất chú ý quan sát tay bạn cử động thế nào, di chuyển thế nào.
Vì vậy trong quá trình thuyết trình hãy tránh đặt tay vị trí nhạy cảm vì nó không đẹp và tránh đặt tay nọ chạm tay kia hay tay vào túi quần, tay chắp sau lưng chạm nhau. Làm như vậy thì thứ 1 là phản cảm khi khán giả nhìn và thứ 2 là khi tay bạn chạm vào nhau nó sẽ đan vào nhau liên tục mà ngay chính các bạn còn không biết.
Khi tay bạn đan vào nhau như vậy, khán giả cảm nhận sự lo lắng, run sợ của bạn và phi ngôn từ đó cũng khiến bạn lo lắng hơn, run sợ hơn và tự ti hơn.
Ngoài ra tránh sự run sợ, lo lắng, bạn không nên đứng hoài một chỗ, đứng cùng một tư thế vì người ta sẽ thấy chân bạn run lên, đánh vào nhau và ảnh hưởng đến cảm xúc bạn nữa. Hãy di chuyển, thay đổi thường xuyên tư thế, như vậy khán giả sẽ không cảm thấy bạn đang có cảm xúc lo lắng được.



5.Sự tương tác

Tại vì sao khi bạn thuyết trình không ai chú ý và quan tâm tới bạn, không ai lắng nghe và chỉ ngồi nói chuyện, bấm điện thoại.
Bởi vì trong quá trình thuyết trình bạn đã chú ý tới họ chưa mà họ chú ý tới bạn. Nghĩa là trong quá trình thuyết trình, chúng ta cần tập trung và tương tác nhiều hơn với khán giả. Lỗi vi phạm lớn chúng ta trong lúc thuyết trình chỉ tập trung đọc slide, nhìn lên trần, nhìn lên đèn, nhìn xuống đất chứ không chịu nhiều vào khán giả.
Tương tác với khán giả, bạn cần phải nhìn bao quát toàn sân khấu, nếu vùng sân khấu nào không được chăm sóc thì vùng đó sẽ là vùng xao lãng.
Một kinh nghiệm tương tác bằng mắt dành cho người thuyết trình là nhìn theo hình W và M. Lợi thế của người đứng trên sân khấu là có thể bao quát được sân khấu, với ánh nhìn đó thì toàn sân khấu được bao phủ bởi mắt của bạn. Những khán giả phía dưới thấp hơn bạn sẽ không thể nhận ra bạn đang nhìn lướt họ hay đang nhìn họ và họ sẽ chú ý tập trung hơn.
Hi vọng 5 sai lầm mình vượt liệt kê trên có thể giúp các bạn thuyết trình tốt hơn và vượt qua nỗi sợ hãi đáng sợ này.

Tác giả: Nguyễn Hưng Hòa - thành viên khởi nghiệp Việt Nam

Không có nhận xét nào