LÀM THẾ NÀO ĐỂ VẤP NGÃ VẪN ĐỨNG DẬY ĐƯỢC - Blog Trần Hiếu - Mãi mãi tinh thần phụng sự

Header Ads

LÀM THẾ NÀO ĐỂ VẤP NGÃ VẪN ĐỨNG DẬY ĐƯỢC



Trong cuộc sống con người ai cũng đã từng vấp ngã 1 lần, có nhưng cú vấp ngã đau chút xíu đứng dậy luôn, có cú vấp ngã nằm 1 lúc mới dậy được và cũng có những người vấp ngã rồi không bao giờ đứng dậy đc nữa. Các đây vài năm, khoảng 7-8 năm gì đó,tôi còn nhớ lần chính tôi ngã do trượt chân cả tấm thân nên xuống nền nhà và dù rất cố gắng nhưng phải mãi 15 phút mới đứng dậy. Cảm giác lúc đó thật kinh khủng. Không nhắc được tay chân nằm im chờ cơ thể có thể hoạt động trở lại. Hôm sau đi khám bác sĩ chụp xương khớp không sao mới yên tâm. Theo bác sĩ nói ngã với tư thế của tôi rất nhiều người sẽ không bao giờ đi lại nổi nữa và tôi may mắn không bị như thế. Trước khi về bác sĩ có hỏi tôi 1 câu " A có học võ không?". Tôi trả lời " E có luyện thái cực quyền từ năm 16 tuổi và vẫn tập đều". Vị bác sĩ đã gật đầu chào tôi và nói : " đấy chính là lý do anh không bị liệt.

Quay lại câu chuyện của chúng ta về kinh doanh và khởi nghiệp, trong KNVN rất hay gặp nhưng câu như " Thất bại là mẹ của thành công" hay " Hãy cứ làm đi thành công thì tốt mà không thành công thì học được bài học"... rất rất nhiều câu nói tương tự của các bạn trẻ. Từ đó các bạn xây dựng nên một tư duy lệch lạc: "Thất bại là chuyện nhỏ, cứ cắm đầu vào làm đã thất bại tính sau". Và chính vì cái tư duy đó, suy nghĩ đó mà các bạn không chuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang kiến thức mà dấn thân vào con đường kinh doanh và khởi nghiệp. Điều đó giải thích cho việc đến hơn 90% dự án khởi nghiệp thất bại. Có thất bại ngay lập tức xảy ra, có thất bại xảy ra sau vài năm thành công, và hiếm có dự án tồn tại sau 10 năm hoạt động.

Và cũng như 1 câu coment của tôi " Đời người ngắn lắm, thất bại 3-4 lần là đã hết cuộc đời". Đến khi đó chân yếu tay run não bộ không còn hoạt nhiều ta mới nhận ra mình chẳng là gì trong xã hội này thì đã quá muộn màng. 

Mỗi 1 lần thất bại trong kinh doanh nó sẽ giống như câu chuyện vấp ngã tôi kể cho bạn ở đầu bài viết. Có những thất bại có thể xây dựng lại và có những thất bại mà không bao giờ đứng lên nổi nữa. Và câu hỏi đặt ra là: VẬY CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ĐỂ THẤT BẠI VẪN ĐỨNG DẬY ĐI TIẾP VÀ NGẨNG CAO ĐẦU?

Để trả lời cho câu hỏi này tôi muốn các bạn suy nghĩ đến các cách của sự thất bại. Thất bại do 1 sơ sót nào đó, thất bại do thiếu kiến thức, thất bại do nguyên nhân chủ quan , thất bại do nguyên nhân khách quan.... Rất rất nhiều nguyên nhân thất bại mà khi thất bại các bạn ngồi suy nghĩ về nó. Nhưng thực sự phần lớn thất bại lại là do chính bạn. Cũng như câu chuyện của tôi, khi tôi ngã cú như thế, nếu tôi không là người tập võ thường xuyên chắc có lẽ giờ này tôi chẳng là ai trong xã hội cả mà là 1 người thừa mà thôi.
Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện đó để các bạn nhận thấy một điều: MUỐN SAU KHI THẤT BẠI MỘT DỰ ÁN CÓ THỂ ĐỨNG DẬY NGẨNG CAO ĐẦU NHƯ KHI VẤP NGÃ, CHÚNG TA CẦN TU LUYỆN.
TU LUYỆN ở đây là RÈN LUYỆN TƯ DUY, RÈN LUYỆN KỸ NĂNG, TRẠNG BỊ ĐỦ KIẾN THỨC CẦN THIẾT. 

Có nhiều người nói trang bị kiến thức cần thiết thì bao giờ cho đủ: xin thưa rằng ít nhất phải có kiến thức cần thiết tối thiểu: kiến thức về quản trị căn bản, kiến thức marketing căn bản, kiến thức tài chính sơ bộ, quản trị nhân lực căn bản và cái rất cần cho quá trình kinh doanh đó là TƯ DUY. Người kinh doanh khởi nghiệp các bạn phải ở 1 tầng tư duy nhất định. Tư duy ở bậc càng cao thì TẦM NHÌN càng xa. Có 6 tầng tư duy tất cả bạn ít nhất phải đạt tầng thứ 4 trở lên hẵng bắt đầu kinh doanh. Có tư duy bậc cao bạn mới có thể tiếp nhận những kiến thức cao hơn trong quá trình kinh doanh, mới học được những bài học giúp sự phát triển kinh doanh càng ngày càng tốt lên. Muốn có tư duy tốt chúng ta cần phải luyện tập tư duy của chính mình. Khi các bạn có tư duy tốt con người của bạn càng ngày càng hoàn thiện hơn.
TƯ DUY TỐT sẽ có KIẾN THỨC TỐT. Và khi đó dù THẤT BẠI BẠN VẪN ĐỨNG DẬY ĐI TIẾP ĐC.
THẤT BẠI LÀ MẸ CỦA THÀNH CÔNG NHƯNG THẤT BẠI THẾ NÀO MỚI QUYẾT ĐỊNH ĐC BẠN LÀ AI TRONG XÃ HỘI.

Tác giả: Vietnam Hùng - thành viên khởi nghiệp Việt Nam

Không có nhận xét nào