HÃY LÀ CÁ MẬP ĐỂ NHÌN DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP CỦA MÌNH - Blog Trần Hiếu - Mãi mãi tinh thần phụng sự

Header Ads

HÃY LÀ CÁ MẬP ĐỂ NHÌN DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP CỦA MÌNH



Khi bắt đầu một ý tưởng hay một dự án kinh doanh, bạn thường say sưa, mê mẩn với ý tưởng của mình, rồi chỉ làm vài phân tích quoa loa, bạn lao vào làm như điên như dại với duy nhất niềm tin sẽ tạo dựng một thương hiệu lớn trên thị trường sau vài năm.
Các nhà phân tích gọi trạng thái này là cuồng ý tưởng, thường dành cho các bạn trẻ say mê ý tưởng của mình tới mức không còn đủ tỉnh táo để phân tích hay nhận định vấn đề. Và chỉ sau vài năm khi họ chi sạch tiền vào dự án đó, nhưng đứa con tinh thần vẫn chết yểu họ mới nhận ra mình đã quá ảo tưởng.
Khi khởi nghiệp Thực chất bạn chính là nhà đầu tư lớn nhất cho dự án của, bạn không chỉ đầu tư tiền của mà cả tâm huyết và thời gian. Vì thế hãy học cách tỉnh táo và lạnh lùng như một CÁ MẬP để cân nhắc đầu tư trước khi xuống tiền để không nằm trong số đông các Start_up thất bại.
Một Cá mập trước khi muốn tham gia đầu tư cho một dự án, ý tưởng hay doanh nghiệp họ thường quan tâm tới 3 yếu tố
- Tính khả thi: Có khách hàng và Size thị trường đủ lớn.
- Khả năng tăng trưởng
- Tính bền vững.
Vậy các nhà đầu tư căn cứ vào đâu để có thể chỉ sau vài câu chất vấn có thể đánh giá được sức hấp dẫn của dự án?
Thông thường họ sẽ căn cứ vào các mô hình sau:
***Mô hình STP
Đây là mô hình dùng để phân khúc thị trường, xác định khách hàng mục tiêu và định vị vị thế của doanh nghiệp.
Nhiều người khi mới bắt đầu kinh doanh thường có cách tính khá khôi hài đó là tham khảo vài thông tin vĩ mô hay một vài trang báo phân tích theo kiểu vô thưởng vô phạt như: Việt Nam có dân số 90tr dân... Bla bla này nọ.
Họ không hiểu là không phải 90tr dân đều là khách hàng của họ. Cứ nhìn vào tháp dân số sẽ biết khi phân thị trường theo độ tuổi thì thị trường đã chia thành những đoạn lứa tuổi khác nhau. Ví dụ sản phẩm cho trẻ em từ 0-4 tuổi thì con số này khoảng 7,5tr bé.
Tuy nhiên không phải 7,5 tr bé này sẽ là những người tiêu dùng sản phẩm của họ vì. Chí ít nếu phân theo thu nhập của cha mẹ các bé, thị trường lại tiếp tục bị chia nhỏ. Cha mẹ giàu có, cha mẹ cận giàu, cha mẹ thu nhập khá, cha mẹ thu nhập trung bình, cha mẹ thu nhập thấp. Mỗi nhóm khách hàng này có nhu cầu khác nhau về sản phẩm. Và hàng chục cách phân khúc thị trường khác...
Việc phân khúc thị trường sẽ cho biết Size thị trường tối đa có thể là bao nhiêu, và doanh nghiệp có đất để phát triển hay không.
Các Shark rất quan tâm Size thị trường vì họ luôn muốn đầu tư những dự án có dư địa lớn và có thể mở rộng.
*** Mô hình BCG
Là mô hình đánh giá mức độ hấp dẫn của một nghành. Một nghành được coi là hấp dẫn khi có tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên thường các nghành có mức độ tăng trưởng cao thường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Vì vậy với một doanh nghiệp khởi nghiệp thì phải xác định 1 nghách trong phân khúc cụ thể của thị trường đó để kinh doanh.
***Mô hình 3C
Mô hình 3c được đặt trong một môi trường kinh doanh cụ thể. Người ta thường phân tích kỹ 3c để tìm ra LỢI ĐIỂM CẠNH TRANH ĐỘC ĐÁO, KHÁC BIỆT ( USP) của sản phẩm, dịch vụ.
Một Công ty sẽ có cơ hội đi xa và bền vững khi USP của nó trở nên độc đáo và khó bị sao chép bởi đối thủ khác.
Thường các Shark hay hỏi: Sản phẩm, dịch vụ hay mô hình kinh doanh của em có gì khác so với sản phẩm trên thị trường.
Hay
Liệu đối thủ lớn có thể bắt trước và làm giống sản phẩm được không?
Chính là họ đang hỏi USP của sản phẩm hay mô hình kinh doanh của bạn.
Tuy nhiên không dễ gì để tìm ra USP của một sản phẩm vì vậy nhiều người khởi nghiệp hay nhầm lẫn điểm khác biệt là USP. Thực tình điểm khác biệt chỉ được coi là USP khi đối thủ không thể bắt trước được. Còn nếu chỉ tạm thời khác biệt thì đó không phải là lợi thế cạnh tranh lâu bền. Và không được gọi là USP
***Mô hình KSF.
Là mô hình tìm năng lực cốt lõi. Được hiểu là trong những việc doanh nghiệp có thể làm thì đâu là những năng lực bạn làm tốt nhất. Những năng lực tốt nhất đó được gọi là năng lực lõi của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp phải xác định năng lực lõi và năng lực lõi đoa phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đó là cách để doanh nghiệp chạy đua với đối thủ cạnh tranh
***Mô hình SWOT
Đây là mô hình đơn giản và hữu dụng vì nó phù hợp cho mọi đối tượng dù là Cty khởi nghiệp hay tập đoàn lớn.
Cái khó của mô hình này đó là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức sẽ lấy tiêu chuẩn nào để xác định.
Một số chuyên gia cho rằng điểm mạng, điểm yếu nên so sánh với dối thủ cạnh tranh. Một số khác lại nói điểm cả 4 yếu tố trên phải lấy MỤC TIÊU của Cty làm cơ sở, điều này nghe hợp lý hơn vì thực tế việc phân tích SWOT để làm chiến lược, mà chiến lược là giải Pháp đạt mục tiêu dài hạn. Vì vậy nên lấy tiêu chuẩn Mục tiêu để xác định. Những yếu tố trong nội bộ Cty có thể giúp bạn đạt được mục tiêu là điểm mạnh, nếu nó khiến bạn khó khăn trong đạt mục tiêu là điểm yếu.
Tương tự như vậy các yếu tố từ môi trường bên ngoài nếu hỗ trợ cho việc đi tới mục tiêu thì là cơ hội, nếu ngăn cản bạn lại nó là thách thức.
***Mô hình BMC
Đây là cách sử dụng 9 yếu tố để khái quát mô hình kinh doanh của một Doanh nghiệp.
1. Phân khúc thị trường và tệp khách hàng mục tiêu.
2. Giá trị Doanh nghiệp đề xuất cho khách hàng.
3. Sử dụng các kênh nào để truyền thông và cung cấp giá trị cho khách hàng
4. Xây dựng các mối quan hệ với khách hàng.
5. Các đối tác chính trong hoạt động kinh doanh
6. Các hoạt động chính để tạo ra giá trị cho khách hàng
7. Các nguồn lực quan trọng nhất ảnh hưởng tới mô hình kinh doanh
8. Cơ cấu chi phí ( cách sử dụng tiền để hoạt động kinh doanh)
9. Cơ cấu doanh thu ( cơ cấu doanh thu của các SBU)
Thường thì các Cá mập sẽ hỏi rất nhiều vấn đề xoay quanh mô hình BMC của doanh nghiệp.
Họ rất quan tâm tệp khách hàng, giá trị doanh nghiệp cung cấp, cách các Cty sử dụng tiền và doanh thu được tạo ra thế nào. Và mô hình BMC là một mô hình mô phỏng tốt nhất cách vận hành của một doanh nghiệp hiện tại.
Đây là những mô hình mà bạn cần phân tích kỹ ý tưởng, dự án của mình một cách khách quan và tỉ mỉ. Khi làm tốt những bước phân tích này sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác: CÓ NÊN KHỞI NGHIỆP với sản phẩm, dịch vụ hay mô hình kinh doanh này không?

Vit triky - thành viên khởi nghiệp Việt Nam

Không có nhận xét nào