GIAO TIẾP VÀ XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ ( Phần 1 ) - Blog Trần Hiếu - Mãi mãi tinh thần phụng sự

Header Ads

GIAO TIẾP VÀ XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ ( Phần 1 )


Có một vài kỹ năng mà ở nhà trường không dạy bạn nhưng thiếu nó bạn sẽ không thể thành công được. Trong một nghiên cứu của ĐH Yale của Mỹ - một trong ĐH lâu đời nhất ở Mỹ cho thấy: 3% sinh viên ra trường đặt mục tiêu cho cuộc đời của họ thì sau 20 năm, họ có số thu nhập lớn gấp 3 lần 97% số sinh viên còn lại không đặt mục tiêu. Đó là tầm quan trọng của kỹ năng mềm.

Trong thời gian tới mình sẽ có một hệ thống bài viết chia sẻ về kỹ năng mềm cần thiết như: Giao tiếp, thuyết trình, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, lên kế hoạch, làm việc nhóm, …

Từ nhỏ đến lớn, chúng ta vẫn thường xuyên giao tiếp và ứng xử theo cách mà những người xung quanh làm, xã hội dạy ta và theo bản năng của con người. Nhưng điều đó có một tác hại vô cùng lớn bởi vì mỗi người giao tiếp ứng xử một cách khác nhau, thậm chí ngay cả người chỉ chúng ta họ cũng làm theo bản năng.

Cách đây 10 năm khi internet vẫn chưa phát triển, chúng ta thường dựa vào mối quan hệ, quen biết để tìm kiếm nơi nào học tốt, nơi nào mua sắm tốt, .... Kinh doanh cũng dựa vào công thức: Anh A bán cá, anh B chở hàng, A và B quen nhau nên hợp tác cùng với nhau. Hay chúng ta dựa vào mối quan hệ để xin việc, giới thiệu việc làm, giới thiệu nhân viên tốt, kết duyên với nhau. Thậm chí ngày nay vẫn vậy.

Trong cuốn sách Đắc Nhân Tâm, cuốn sách gối đầu giường về giao tiếp ứng xử, tác giả nêu ra rất nhiều tầm gương là tổng thống Mỹ, doanh nhân hằng đầu nước Mỹ, thông qua nghệ thuật giao tiếp ứng xử, họ đã đạt được kết quả lớn trong cuộc sống, được mọi người yêu mến, được xã hội công nhận.

Giao tiếp mang lại ý nghĩa quan trọng với cuộc sống, chúng ta cùng điểm qua nguyên tắc để giao tiếp hiệu quả hơn

1. Chuẩn bị trước cuộc giao tiếp:
Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại.
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.

Trước khi đi phỏng vấn, chúng ta cần tìm hiểu kỹ trước về công ty chúng ta nạp CV về văn hóa, môi trường làm việc, điều kiện làm việc, ... Tương tự như vậy, trước khi đi giao tiếp chúng ta nên tìm hiểu về người mà mình sắp giao tiếp.

Vậy khi tìm hiểu về người đó, chúng ta cần tìm hiểu những gì?

Đó là sở thích, tính cách của họ. Khi nắm được sở thích, tính cách, chúng ta dễ dàng tạo dựng câu chuyện khi trò chuyện, chúng ta dễ dàng trao đổi về một vấn đề. Thông qua điều đó, câu chuyện bạn trở nên thú vị, bổ ích hơn, tránh được việc bí chủ đề trong lúc trò chuyện.

Ngoài ra bạn còn cần chuẩn bị trang phục, địa điểm gặp gỡ,... phù hợp với người bạn cần gặp về độ tuổi, địa vị, mức độ mối quan hệ bạn và họ.

Một vài màu sắc trang phục ảnh hưởng cuộc giao tiếp như: màu đen thì mang cảm giác quyền lực, màu xanh nhạt thì mang lại cảm giác thoải mái, màu xanh đậm thì mang cảm giác thuyết phục hơn,... Thật ra mình nghĩ nên chọn bộ trang phục bạn cảm thấy thích và phù hợp nhất thì đó chính là lúc bạn tự tin nhất.

Có một kỹ thuật nho nhỏ, bạn nên đến địa điểm hẹn sớm hơn giờ hẹn để làm quen với môi trường trò chuyện, có thể hỏi phục vụ vài món đặc biệt của quán để đc nghe tư vấn. Trong lúc người bạn gặp đến, bạn có thể tư vấn lại để gây ấn tượng cho họ.

Khi bạn làm quen với môi trường, tính cách của họ thì bạn sẽ tự tin hơn nhiều trong lúc trò chuyện và dễ tạo được cảm tình.

Với trường hợp người lạ, mình không nắm được tính cách, sở thích của họ thì sao?

Một công cụ tuyệt vời là Facebook, dựa vào sđt bạn có thể dễ dàng tìm kiếm fb cá nhân của họ. Bạn có thể nắm được các mối quan tâm của họ qua những thứ họ chia sẻ ở fb cá nhân, groups họ tham gia, các film, chương trình truyền hình, fanpage họ like, ... từ đó có thể đoán được phần nào sở thích họ.

Bên cạnh đó, bạn còn có công cụ nắm bắt tâm lý là tâm lý hình học, MBTI. Thông qua chia sẻ fb cá nhân họ và kiến thức tâm lý hình học, MBTI, bạn có thể dễ dàng đoán đc một phần về tính cách của họ. Tuy nhỏ nhưng đó là lợi thế không thể bỏ qua.

Do hàm lượng kiến thức công cụ đó lớn nên trong bài viết khác mình sẽ chia sẻ thêm về cách nắm bắt tâm lý người khác qua công cụ phân loại tính cách. Các bạn chú ý đón xem.

Cuộc sống chúng ta có vô vàn mối quan hệ, bạn không thể nào nhớ hết đc 100% sở thích, tính cách của tất cả những người bạn quen biết. Vì vậy sử dụng công cụ hỗ trợ là việc rất quan trọng. Mình gọi đó là BẢNG PH N LOẠI MỐI QUAN HỆ. Ở đó mình sẽ ghi tính cách, sở thích, địa chỉ, lĩnh vực họ đã kinh doanh hoạt động,... Mình thường quen sử dụng Excel. Bạn có thể sử dụng Dế yêu của bạn và ghi thông tin họ vào, mỗi khi sắp gặp họ, bạn chỉ cần mở ra xem lại: Anh A, thích âm nhạc, tính cách hướng nội, tình cảm,... thì bạn sẽ dễ dàng nhớ lại và có cuộc trò chuyện tốt.

2.Gây ấn tượng trong cuộc giao tiếp
Đầu xuôi thì đuôi lọt.
Ấn tượng ban đầ khi giao tiếp và trò chuyện là rất quan trọng.
Bạn có thể bắt đầu cuộc giao tiếp mình bằng lời khen rất lịch thiệp, một cách bắt tay. Chú ý trong quá trình khen chúng ta không nên khen về ngoại hình của họ, nên khen về trang phục họ phù hợp và khen một cách thật lòng.

Có một trải nghiệm mà mình chia sẻ nếu bạn có điều kiện tham gia chương trình talkshow của mình mà các bạn khó khăn để vượt qua là: Hãy khen người đối diện của bạn 20 lời khen liên tục. Tưởng chừng là dễ nhưng nó bài học cho chúng ta về cuộc sống.

Chúng ta nhìn cuộc sống chỉ tập trung vào điều tiêu cực mà không chú trọng điểm tích cực. Chúng ta sống cách hời hợt và lướt qua cuộc sống. Khi bạn sống tập trung vào người đối diện, bạn sẽ thấy người xung quanh chúng ta đều rất tuyệt vời. Từ sự tập trung đó, bạn dễ dàng khen họ 20 lời mà không phải khó khăn, không phải suy nghĩ nhiều đến nặng đầu. Hãy tập điều đó từ bây giờ nha.

Con người luôn thích những người giống mình.

Một cách để gây ấn tượng ban đầu dựa trên điều trên là kỹ thuật đồng điệu. Cơ thể có mối quan hệ rất lớn với não bộ vì thế mỗi dạng cử chỉ, điệu bộ của bạn đều thể hiện một dạng cảm xúc của bạn.

Vì thế trong quá trình bạn muốn hiểu được cảm xúc của họ, bạn sẽ đồng điệu với họ tư thế của họ, cố gắng miêu tả lại tư thế của họ. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng hiểu được cảm xúc của họ hơn.

Chia sẻ vui, khi vào WC nam, tất cả người nam đều ở cùng một tư thế và cùng làm một việc, nên các bạn có thể thấy chúng ta rất dễ dàng bắt chuyện khi ở trong nhà vệ sinh ==)))))).

Tiếp theo chúng ta sẽ đồng điệu về giọng điệu với người đó. Mỗi dạng cảm xúc sẽ có một dạng giọng điệu khác nhau. Khi cùng một tần số, cùng cách nói chuyện thì họ sẽ cảm thấy gần gũi hơn và dễ dàng chia sẻ hơn. Người hướng nội thường nói chậm, nhả chữ chậm, người hướng ngoại thường nói nhanh, nhả chữ nhanh, nên bạn cố gắng điều chỉnh phù hợp.

Có một bài tập để luyện giọng điệu và phi ngôn ngữ, trong bài chia sẻ khác về thuyết trình, mình sẽ viết chi tiết hơn về phần này. Bởi vì phi ngôn ngữ và giọng điệu trong thuyết trình rất quan trọng, chiếm 93% hiệu quả giao tiếp.

3. Bắt đầu cuộc giao tiếp
Giao tiếp bắt đầu từ lắng nghe.

Khi nắm được sở thích, tính cách, gây ấn tượng, đồng điệu cùng với họ rồi, bạn đã có điểm cộng rất lớn với người đối diện. Bạn có thể dựa vào cảm xúc của họ để tạo ra câu chuyện phù hợp và lắng nghe về điều đó. Hãy cố gắng khơi gợi các câu chuyện để họ kể và bạn sẽ nghe nhiều hơn về điều đó.

Từ sở thích của họ, hãy tìm giao thoa sở thích của họ với mình để tạo nên câu chuyện thật sự thú vị từ sở thích chung đó. Như vậy câu chuyện của bạn có thể kéo dài từ 2h - 6h liên tục mà không ai cảm thấy chán.

Mình có những người bạn nói chuyện vs bạn về kinh doanh, kỹ năng hay âm nhạc thì có thể nói hàng giờ liền không ai cảm thấy chán, nói đến khi đói bụng mới chịu về.

Ngoài ra trong quá trình trò chuyện, bạn nên tập trung hoàn toàn vào người đối diện và ngược lại. Bạn có thể góp ý về lỗi như dùng Smartphone khi trò chuyện. Hoặc khi bạn có khó chịu về đi vệ sinh, hay một cái áo khiến bạn ngứa ngáy, hãy nói ngay điều đó với người đối diện và khắc phục nó. Không nên để yếu tố bên ngoài tác động sự tập trung của bạn.


Ngoài ra, mình chia sẻ với các bạn kinh nghiệm bản thân, góc độ cá nhân mình về các chủ đề nói chuyện. Ngoài sở thích mỗi người, theo giới tính, nam thường xuyên thích nói chuyện về công việc, sếp, tương lai, thú vui chơi, nói chuyện về phụ nữ,... Còn nữ thích nói chuyện về xã hội, gia đình, mối quan hệ, thời trang và về đàn ông. Về độ tuổi, người già thích nói chuyện về gia đình, con cháu, người trung niên thích nói chuyện về công việc của mình, ...


Tác giả; nguyễn Hưng Hòa - Thành viên khởi nghiệp Việt Nam

Không có nhận xét nào