CEO HÌNH MẪU MỘT “QUÂN TỬ” - Blog Trần Hiếu - Mãi mãi tinh thần phụng sự

Header Ads

CEO HÌNH MẪU MỘT “QUÂN TỬ”

Group mình đa số anh em đã đang và sẽ khởi nghiệp, tức là anh em ai cũng muốn hướng tới làm "CHỦ", làm "CEO".

Trong bài chia sẽ của mình sẽ có 4 phần để giúp anh em hiểu rõ và xây dựng một hình mẫu CEO trong tương lai.

Phần I: SƠ LƯỢC VỀ LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ


Trở thành người lãnh đạo và quản lí của một tổ chức là một vinh dự lớn, vì ít ai có thể dễ dàng “ngồi được” ở vị trí lãnh đạo và quản lí. Người ngồi ở vị trí này giờ đây không chỉ chịu trách nhiệm đối với cá nhân mình mà còn chịu trách nhiệm với tập thể về sự thành bại của tập thể vì tập thể đã tin tưởng và giao phó “sứ mạng” của mình cho lãnh đạo để được dìu dắt đến thành công. Nói cách khác, “số phận” của tập thể phụ thuộc vào người lãnh đạo.

Do vậy, người lãnh đạo phải ý thức sâu sắc về vai trò và nhiệm vụ của mình. Mỗi quyết định được đưa ra phải được xem xét một cách cẩn thận vì quyết định ấy sẽ ảnh hửơng tới tập thể, và lãnh đạo không còn đứng trên lập trường chủ quan của mình mà phải cân nhắc đến lập trường của tập thể để ra quyết định.

Con đường trở thành lãnh đạo thành công không dễ. Dưới đây chỉ là đôi nét về kĩ năng tổng quát của nhà lãnh đạo và quản lí. Toàn bộ nội dung chỉ mang tính chất gợi mỡ và tham khảo. Nội dung được viết một cách khái quát, nó cần thiết chứ không phải là tất cả để trở thành lãnh đạo thành công.

Những việc chủ yếu của Lãnh đạo = tầm nhìn/con đường + hệ thống + tìm người kế thừa.

 Tầm nhìn/con đường : khả năng nhìn thấy hướng đi hoặc xác định mục tiêu của tập thể, biết tập thể của mình cần phải đi về đâu. Hướng đi hoặc mục tiêu ấy phải phù hợp với lợi ích chung của tập thể mình.
 Hệ thống = đội ngũ + phương tiện.

Đội ngũ là toàn bộ những cộng sự trong một tập thể. Trong đội ngũ ấy, tùy vào khả năng và tính cách của mỗi người mà người lãnh đạo sắp xếp, tổ chức sao cho họ có thể khai thác hết những năng lực của mình nhằm đảm bảo đọi ngũ ấy đủ sức chinh phục được mục tiêu của tập thể.
Phương tiện chính là những tài sản vật chất, phi vật chất của tập thể. Đây là công cụ để tập thể sữ dụng nhằm thực hiên mục tiêu.

 Tìm kiếm người kế thừa: một tập thể không thể thiếu lãnh đạo, không có lãnh đạo, đồng nghĩa với việc không thể tồn tại một tập thể. Do vậy, để đảm bảo tập thể luôn được duy trì trong tương lai, nhà lãnh đạo cần tìm kiếm người thừa kế mình nhằm chuẩn bị cho việc mình sẽ không còn nắm giữ vai trò lãnh đạo tập thể ấy. Điều này hết sức quan trọng đến sự tồn vong của tập thể trong tương lai.
Tìm người kế thừa còn là công việc chuẩn bị lực lượng nhân sự kế tục để đảm bảo sự hoạt động liên tục của tổ chức.
Có nhiều định nghĩa về lãnh đạo và quản lí, nếu hiểu một cách đơn giản thì:
Lãnh đạo là tạo lập mục tiêu, truyền cảm hứng và dẫn dắt tập thể đến mục tiêu.
Quản lí là thực hiện các công việc, ra các quyết định cần thiết để tập thể thực hiện thành công các mục tiêu.

PHẦN 2 : KIẾN THỨC LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÍ



Tùy tính chất công việc mà manager của một phòng ban vừa lãnh đạo, vừa là quản lí. Thông thường, Manager làm nhiệm vụ quản lí nhiều hơn.

Nhiệm vụ của một Manager là đảm bảo tổ chức của mình hoạt động một cách tốt nhất nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Mục tiêu này có thể là mục tiêu nằm trong tổng thể các mục tiêu của cả công ty, nói cách khác, đó là chiến lược của công ty. Đặc biệt, Manager phải biết được các mục tiêu của mình cần phải đạt được.

Ví dụ :
Chiến lược của một công ty làm Forwarder là:” trở thành một công ty Logistics hàng đầu”trong thời gian 5 năm.
Để thực hiện chiến lược này, mỗi bộ phận phải hoàn thành nhiệm vụ theo một thời gian nhất định:
Bộ phận kinh doanh: xây dựng thành công một đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu làm thủ tục hải quan ở các loại hình, đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu tư vấn xuất khẩu cho khách hàng đối với những dự án lớn của khách hàng…
Bộ phận kho bãi: xây dựng đội ngũ nhân viên quản lí kho bãi chuyên nghiệp, tận tụy, phục vụ tốt nhu cầu bảo quản hàng hóa, đóng gói…
Bộ phận vận tải: đội ngũ xe vận chuyển đáp ứng đầy đủ nhu cầu của công ty…
Bộ phận khác…

Như vậy, mục tiêu của mỗi bộ phận hợp thành mục tiêu của cả công ty. Nếu bộ phận nào không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, công ty khó thực hiện được chiến lược. Điều này thường mang lại nguy cơ lớn cho công ty.

Đối với Manager yếu tố hệ thống là yếu tố trọng tâm mà trong đó, đội ngũ là yếu tố hết sức quan trọng.
Để xây dựng tốt một đội ngũ hoạt động hiệu quả, Manager cần chú ý:

1. Hiểu rỏ nhân viên và sắp xếp công việc đúng năng lực của họ:

Hiểu nhân viên là yếu tố cần thiết. Người lãnh đạo không trực tiếp thực hiện hết tất cả các công việc mà chính các nhân viên là người thực các công việc ấy. Nếu nhân viên không hoàn thành các nhiệm vụ được giao, trách nhiệm tập thể thuộc về Manager, vì lẽ đương nhiên, Manager là người đồng ý tuyển dụng,đào tạo, hướng dẫn nhân viên đó để nhân viên làm việc, nhân viên không đủ khả năng, dẫn đến tập thể khó hoàn thành nhiệm vụ, và Manager phải là người chịu trách nhiệm về việc này.
Hiểu nhân viên, Manager có biện pháp khích lệ họ làm việc hăng say và hiệu quả…

2. Xây dựng một văn hóa đội ngũ:

Tập thể khó có thể thành công nếu không có sự đoàn kết, chung sức chung lòng của tất cả nhân viên. Xây dựng văn hóa tập thể để mọi người chiến đấu hết sức mình vì mục tiêu chung là nhiệm vụ cần thiết của Manager. Tùy trường hợp cụ thể mà Manager có hướng xây dựng thích hợp.

Cơ cấu của văn hóa đội ngũ gồm 3 phần:

a. Tầng cốt lõi:
Giá trị, triết lí của tổ chức.
Ý nghĩa sự tồn tại của tổ chức.
Tầng này giúp tập thể hiểu được ý nghĩa của hoạt động kinh doanh mà tập thể đang thực hiện.

b. Tầng trung gian:
Cơ cấu tổ chức, chính sách, hoạt động..
Tầng này hiện thực hóa nội dung của tầng cốt lõi.

c. Tầng bề mặt:
Hình ảnh, phong cách.
Biểu hiện bằng hành vi cư xử của tập thể.
Thông qua văn hóa tổ chức, Manager sẽ truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên.
Điều quan trọng ở đây chính là niềm hãnh diện của người nhân viên khi đứng trong hàng ngũ của tập thể. Nhân viên hiểu được ý nghĩa công việc của mình, hiểu được mục tiêu mà tập thể phải đến để họ khát khao, hành động và không ngừng nổ lực vì thắng lợi chung. Khi toàn thể nhân viên trong một tổ chức đều có cảm xúc như vậy, Manager được xem là xây dựng tốt văn hóa đội ngũ.
Tôn Quyền (lãnh đạo nước Ngô – Tam Quốc Chí) có nói:“ Nếu biết dùng trí của mọi người thì không sợ cả thánh nhân”.

3. Xây dựng phương pháp làm việc tốt:

Manager phải hoàn thiện quy trình làm việc khoa học và hiệu quả nhằm nâng cao năng suất lao động, phòng tránh rủi ro thất thoát, hạ thấp chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh. Phương pháp làm việc đúng sẽ giúp khai thác toàn bộ sức mạnh của tập thể để đi đến thắng lợi.

4. Có chính sách khen thưởng và xử phạt hợp lí:

Chính sách này giúp kích thích và duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh của tập thể. Mặc dù mang tính chất là vật chất nhưng đó là công cụ quản lí tốt.
Nếu xem văn hóa là công cụ “kéo”, thì chính sách này là công cụ “đẩy” tinh thần làm việc của nhân viên.

Peter Hoàng Hùng - thành viên khởi nghiệp Việt Nam

Không có nhận xét nào